Tết Trung thu: về Hải Dương, ghé thăm làng nghề tò he

GD&TĐ - Tò he là một món đồ chơi dân gian được nhiều em nhỏ yêu thích mỗi dịp tết Trung thu. Vốn nổi tiếng ở làng nghề Phú Xuyên, Hà Nội nhưng ngay đất Hải Dương cũng có nơi nặn tò he khá nổi tiếng. Nổi bật của nghề tò he ở vùng đất này là làng Hoàng Giáp, Nam sách, Hải Dương

Tết Trung thu: về Hải Dương, ghé thăm làng nghề tò he

Tìm về làng Hoàng Giáp đúng dịp Trung thu, chúng tôi may mắn được mục sở thị quá trình để hoàn thành  những con tò he nghộ nghĩnh, nhiều màu sắc. Bởi nơi đây, người dân chỉ nặn tò he mỗi dịp tết Trung thu về. Do không làm quanh năm nên tò he nơi đây ít khách thập phương biết đến.

Phên tò he đã được hoàn tất sau nhiều công đoạn. ảnh: Thu Hoài

Phên tò he đã được hoàn tất sau nhiều công đoạn. ảnh: Thu Hoài

Không giống như làng nghề Phú Xuyên( Hà Nội), các nghệ nhân thường di chuyển xa nhà, rong ruổi theo các phiên chợ, lễ hội nơi đây mỗi dịp Trung thu người dân lại tranh thủ những ngày nông nhàn để nặn tò he giữ gìn nghề truyền thống của làng xã.

Gạo sau khi đã ngâm được đem đi giã thủ công và lọc nhiều lần. ảnh: Thu Hoài

Gạo sau khi đã ngâm được đem đi giã thủ công và lọc nhiều lần. ảnh: Thu Hoài

Ông Phúc -  người có nhiều năm gắn bó với tò he làng nghề chia sẻ: quá trình làm ra những con tò he khá phức tạp và nhiều công đoạn. Quan trọng nhất là nhào bột, bởi bột mịn, dẻo thì mới cho ra sản phẩm đẹp. Bột tò he được làm từ gạo tẻ ngâm qua đêm, sau đó đãi sạch và được giã nhuyễn lọc nhiều lần.

Bột vào nhào nhuyễn nhiều lần để tránh không bị khô trước khi nặn. ảnh: Thu Hoài

Bột vào nhào nhuyễn nhiều lần để tránh không bị khô trước khi nặn. ảnh: Thu Hoài

Ông Phúc cũng chia sẻ thêm: không phải ai trong làng cũng nặn được tò he đẹp. Muốn những con tò he trông đẹp mắt ,hay người làng nghề gọi là trông “ khôn” đòi hỏi người thợ nặn có đôi bàn tay bàn dẻo dai, lấy bột vừa đủ để những chú tò he không quá dày con.

Những con tò he được tạo hình tỉ mỉ với nhiều màu sắc dưới đôi tay người nặn.ảnh: Thu Hoài

Những con tò he được tạo hình tỉ mỉ với nhiều màu sắc dưới đôi tay người nặn.ảnh: Thu Hoài

Tạo màu sắc cho tò he cũng không mất nhiều thời gian như trước. Nếu như trước đây, các màu được lấy từ thiên nhiên (màu đỏ lấy từ gấc, màu vàng từ nghệ, màu xanh từ lá cây,….) và cách chắt lọc rất cầu kì, thì ngày nay tất cả được thay thế bằng phẩm màu.

Để nặn đươc một con tò he phải mất từ 10-15 phút. ảnh: Thu Hoài
Để nặn đươc một con tò he phải mất từ 10-15 phút. ảnh: Thu Hoài

Mỗi phên tò he khi được hấp xong đều được đậy kín và phủ vải để tò he giữ được độ mềm, đàn hồi tránh bị khô và cứng trước khi đem bán. Ông Phúc phấn khởi kể thêm tò he được bọn trẻ thích lắm, có người từ tận Quảng Ninh, Hà Nội cũng về mua.

Những con tò he sau khi được hấp chín có độ bóng về dai nhất định. ảnh: Thu Hoài

Những con tò he sau khi được hấp chín có độ bóng về dai nhất định. ảnh: Thu Hoài

Kể về nhiều năm gắn bó với nghề truyền thống của làng, ông Phúc ngậm ngùi: “ nặn tò he cũng giống như đi cấy vậy, cả năm mới nặn một lần nhưng vẫn quen tay, nhớ nghề lắm. Vài năm nữa thôi tôi chẳng còn đủ sức giã gạo đồ bột nữa, nhưng mong sao con cháu sẽ không để món nghề truyền thồng này phải thất truyền”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ