Tên lửa không đối không hạt nhân của Mỹ

Trong quá khứ, người Mỹ từng tạo ra vũ khí không đối không có sức công phá khủng khiếp với đầu đạn hạt nhân để chống máy bay Liên Xô.

Tên lửa không đối không hạt nhân của Mỹ

Đánh chặn máy bay ném bom Liên Xô là mối bận tâm lớn nhất của Mỹ cuối những năm 1940 - đầu 1950. Thời điểm đó, Liên Xô đã sao chép thành công "pháo đài bay" B-29 của Mỹ và đặc biệt là chế tạo được bom nguyên tử vào năm 1949. 

Trong khi đó, các máy bay tiêm kích đánh chặn thời điểm này chỉ được trang bị súng - pháo, không đủ khả năng để chống lại các cuộc tấn công ồ ạt của máy bay ném bom tốc độ cao. Còn tên lửa không đối không thời kì này là kiểu chưa điều khiển, độ chính xác kém.

Tên lửa không đối không hạt nhân của Mỹ ảnh 1

Chính vì lẽ đó, người Mỹ bắt đầu tính tới phương án phát triển vũ khí không đối không trang bị đầu đạn hạt nhân. Với sức công phá của loại đầu đạn này sẽ khắc phục được độ chính xác cũng như bán kính sát thương mục tiêu, đảm bảo chống lại cuộc tập kích đường không quy mô bằng máy bay ném bom. 

Đó là cơ sở cho sự ra đời của tên lửa không đối không tầm ngắn mang đầu đạn hạt nhân AIR-2 Genie. Trong ảnh, máy bay tiêm kích F-106 của Không quân Vệ binh Quốc gia California bắn thử nghiệm AIR-2 Genie.

Tên lửa không đối không hạt nhân của Mỹ ảnh 2
AIR-2 Genie (còn có tên gọi khác là MB-1) là tên lửa không đối không lắp đầu đạn hạt nhân công suất 1,5kt W25 do Công ty Douglas phát triển cho Không quân Mỹ trong Chiến tranh Lạnh. Loại vũ khí này được sản xuất hàng loạt từ 1957-1962 với tổng cộng 3.000 quả.
Tên lửa không đối không hạt nhân của Mỹ ảnh 3
AIR-2 có chiều dài 2,95m, đường kính thân 0,44m, sải cánh 1,02m, trọng lượng phóng tổng thể 373kg, lắp đầu nổ hạt nhân công suất 1,5 kiloton. Tên lửa được trang bị động cơ nhiên liệu rắn Thiokol SR49-TC-1 cung cấp lực đẩy 162kN cho tốc độ bay tới Mach 3,3, tầm bắn tối đa đạt 9,7km.
Tên lửa không đối không hạt nhân của Mỹ ảnh 4
Tên lửa không có hệ thống điều khiển riêng, toàn bộ việc ngắm bắn mục tiêu được điều phối bởi hệ thống kiểm soát hỏa lực từ máy bay mang phóng. AIR-2 lắp ngòi nổ định giờ, giúp máy bay phóng có thời gian tăng tốc rút khỏi vùng nổ của đầu đạn hạt nhân. Bán kính sát thương của vụ nổ ước tính khoảng 300m.
Tên lửa không đối không hạt nhân của Mỹ ảnh 5
AIR-2 có thể mang phóng từ máy bay tiêm kích F-89 Scorpion, F-101B Voodoo, F-106 Delta Dart và F-104 Starfighter. Trong ảnh, 2 quả AIR-2 đang được lắp lên tiêm kích F-101B Voodoo.
Tên lửa không đối không hạt nhân của Mỹ ảnh 6
Tên lửa không đối không hạt nhân AIR-2 được bắn thử lần đầu từ máy bay tiêm kích F-89J vào ngày 19/7/1957 trong chiến dịch Plumbbob.
Vụ nổ hạt nhân trên không diễn ra ở độ cao 5-6.000m, một nhóm sĩ quan Không quân Mỹ đã tình nguyện đứng dưới khu vực nổ để chứng minh rằng vụ nổ sẽ không ảnh hưởng tới khu dân cư. Trong ảnh là vụ nổ của tên lửa AIR-2 trên không – đây là lần bắn thử duy nhất AIR-2 với đầu đạn hạt nhân.
Tên lửa không đối không hạt nhân của Mỹ ảnh 8
Tuy nhiên, sự phát triển của công nghệ tên lửa không đối không sau này đã chứng minh là không cần thiết phải sử dụng tên lửa không đối không mang đầu đạn hạt nhân. Bên cạnh đó, việc dùng đầu đạn hạt nhân cũng gây những nguy hại đáng kể với môi trường cũng như tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro. Ví dụ như máy bay mang phóng gặp tai nạn có thể kích nổ các quả đạn hạt nhân sẽ gây ra thảm hỏa khủng khiếp.
Tên lửa không đối không hạt nhân của Mỹ ảnh 9
Năm 1985, tên lửa không đối không lắp đầu đạn hạt nhân AIR-2 Genie chính thức loại khỏi biên chế Không quân Mỹ.
Tên lửa không đối không hạt nhân của Mỹ ảnh 10
Chỉ duy nhất một quốc gia ngoài Mỹ được phép sở hữu AIR-2 lắp đầu đạn hạt nhân là Không quân Hoàng gia Canada. Tuy nhiên, việc sử dụng đặt dưới sự giám sát chặt chẽ từ Mỹ. Trong ảnh, tiêm kích CF-101B của Canada bắn thử nghiệm AIR-2 năm 1982.
Theo kienthuc.net.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

GD&TĐ - Tiền đạo Richarlison của Tottenham và tuyển Brazil vừa thông báo anh sắp được làm bố khi bạn gái Amanda Araujo đang mang thai.