Tập huấn về truyền thông phòng, chống bạo lực gia đình

GD&TĐ - Sáng nay (11/11), tại Hải Phòng diễn ra Hội thảo tập huấn về truyền thông phòng, chống bạo lực gia đình (BLGĐ) cho báo chí do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp cùng với Quỹ Dân số LHQ tại Việt Nam tổ chức nhằm hưởng ứng ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái 25/11.

Tập huấn về truyền thông phòng, chống bạo lực gia đình

Tới dự và chủ trì Hội thảo có ông Hoa Hữu Vân – Phó Vụ trưởng Vụ Gia đình (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch); cùng các nhà báo, phóng viên, cán bộ truyền thông từ các cơ quan truyền thông, báo chí, phát thanh, truyền hình của Trung ương và địa phương.

  • Hội thảo nhằm cung cấp một số thông tin và kiến thức chung về phòng, chống BLGĐ, bạo lực trên cơ sở giới cho các phóng viên, biên tập viên, tuyên truyền viên từ các cơ quan truyền thông, báo chí, phát thanh, truyền hình của Trung ương và địa phương. 

  • Thông qua đó để tạo ra diễn đàn chia sẻ, trao đổi và cung cấp kiến thức, kỹ năng cơ bản về phòng chống BLGĐ, bạo lực giới; Nâng cao hiệu quả truyền thông, nâng cao nhận thức và thu hút sự quan tâm của cộng đồng xã hội đối với công tác phòng chống BLGĐ, bạo lực giới; Định hướng dư luận xã hội có cái nhìn nhận đúng hơn đối với vấn đề này. Đồng thời nắm rõ vai trò của mình trong việc phòng, chống BLGĐ.

Phát biểu tại hội thảo, ông Hoa Hữu Vân khẳng định: “Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện “Hãy hành động/chung tay xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái”. Để ngăn chặn và tiến tới đẩy lùi nạn BLGĐ đối với phụ nữ là mối quan tâm của Đảng và nhà nước ta. Tuy nhiên để làm được điều này thì vai trò của báo chí là hết sức quan trọng.

Hiện nay, đưa tin về vấn đề này, nhiều phóng viên báo đài vẫn chưa ý thức hết tầm quan trọng của vấn đề BLGĐ nên chỉ tập trung vào những khía cạnh giật gân, bề nổi mà chưa có chiều sâu bắt nguồn từ gốc văn hóa truyền thông tốt đẹp của dân tộc. Do vậy hiệu quả đưa tin còn chưa cao và đôi khi gây phản cảm cho người đọc.

Hội thảo tập huấn về truyền thông trong phòng, chống BLGĐ lần này chính là diễn đàn tốt để chia sẻ kinh nghiệm và định hướng tốt đối với truyền thông về vấn đề BLGĐ, bạo lực giới.

BLGĐ xảy ra ở mọi địa phương, mọi quốc gia. Nạn nhân bao gồm cả phụ nữ và đàn ông, trong đó phụ nữ bị bạo lực nhiều nhất, tiếp đó là trẻ em và người già. Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Tổng cục Thống kê thực hiện năm 2010, có 32% phụ nữ kết hôn cho biết họ phải hứng chịu bạo lực thể xác trong đời và 6%; 54% phụ nữ đã phải hứng chịu bạo lực tinh thần trong đời.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ