Tạo cơ hội phát triển kỹ năng cho lao động di cư

GD&TĐ - Có thể cải thiện được cuộc sống của lao động di cư nếu quyền lao động của họ được bảo vệ và họ được tạo cơ hội phát triển kỹ năng. Đây là nhận định của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) trong một nghiên cứu mới đây.  

Tạo cơ hội phát triển  kỹ năng cho lao động di cư

Đối tượng dễ bị lạm dụng

Báo cáo nghiên cứu “Rủi ro và hưởng lợi: Kết quả lao động di cư ở Đông Nam Á” vừa đưa ra những đánh giá về quá trình di cư của người lao động ở ASEAN. Theo số liệu thống kê gần đây nhất của Liên Hiệp Quốc, số người di cư sang các quốc gia khác ở khu vực ASEAN tăng hơn 5 lần từ 1990, đạt 6,9 triệu người. Ngoài ra, còn có thêm hàng triệu người được tuyển dụng mà không có địa vị pháp lý và không được đề cập đến trong các số liệu chính thức.

Nhằm có thêm thông tin cho các can thiệp của mình, Chương trình TRIANGLE in ASEAN của ILO và PROMISE của IOM đã phối hợp thực hiện một khảo sát khu vực quy mô lớn với hơn 1.800 lao động Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam đã từng làm việc tại Thái Lan và Malaysia.

Nghiên cứu xây dựng Chỉ số so sánh kết quả di cư (MOI) để đo những thay đổi trong cuộc sống của lao động di cư trước và sau khi di cư. Chỉ số so sánh mở rộng cách đo kết quả di cư bằng cách lồng ghép cả hai yếu tố xã hội và kinh tế.

Những phát hiện của nhóm nghiên cứu cho thấy, vấn đề không phải là người lao động di cư đang có lựa chọn sai mà họ rất dễ bị lạm dụng dù quyết định của họ thế nào.

Có nhiều nhóm lao động di cư phải chịu sự khác biệt lớn trong việc áp dụng các quy định luật pháp. Những rủi ro thậm chí còn nhiều hơn đối với người di cư là phụ nữ bởi vì công việc của họ thường bị đánh giá thấp và được bảo vệ lao động ít hơn.

Ông Harkins cho rằng, đảm bảo cho tất cả người di cư đều được hưởng các quyền lao động cơ bản như lương tối thiểu, kể cả phụ nữ và nam giới làm việc trong nền kinh tế phi chính thức. Điều này đòi hỏi thay đổi chính sách và thực hành của các chính phủ, người sử dụng lao động và các cơ quan tuyển dụng hơn là thay đổi hành vi của lao động di cư.

Thúc đẩy và công nhận kỹ năng

Nghiên cứu cũng xác định nhu cầu tiếp cận các cơ hội phát triển kỹ năng cho lao động di cư. Những người di cư có trình độ kỹ năng tăng lên sau khi di cư so với trước khi di cư có kết quả dài hạn tốt hơn nhiều.

“Phát triển và công nhận kỹ năng trong quan hệ hợp tác với người sử dụng lao động có thể giúp người lao động di cư chuyển sang những công việc có mức lương và điều kiện làm việc tốt hơn, làm tăng thêm đóng góp kinh tế của mình. Chúng tôi thấy số người di cư sống dưới ngưỡng nghèo giảm 11% sau khi trở về...” - bà Anna Platonova, Quản lý cao cấp chương trình IOM ở Thái Lan cho biết.

Thông qua cải thiện sinh kế, lao động di cư có thể có tác động lâu dài đến việc giảm nghèo ở ASEAN. Mặc dù lợi ích của lao động di cư chưa được tối đa hóa ở Đông Nam Á, kết quả của nghiên cứu cho thấy có thể đạt được những tác động tích cực nếu người lao động di cư được đối xử công bằng và được tạo cơ hội phát triển năng lực.

Báo cáo cũng kêu gọi chuyển trọng tâm quản trị lao động di cư ở ASEAN vào cách tiếp cận lấy người lao động di cư làm trung tâm. Hướng mục tiêu là tăng số người lao động được hưởng lợi một cách toàn diện từ quá trình di cư lao động thay vì chỉ đơn giản là tăng số tiền gửi về nước.

Ông Ben Harkins, cán bộ kỹ thuật ILO và là trưởng nhóm tác giả của báo cáo cho biết: “Mặc dù tăng trưởng nhanh về con số phụ nữ và nam giới di cư trong khu vực Đông Nam Á, kết quả của lao động di cư không được hiểu đầy đủ”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

TikTok 'lâm nạn' ở Mỹ

GD&TĐ - Lần thứ hai trong không đầy 4 năm, ứng dụng TikTok bị đưa vào vòng ngắm của chính quyền Mỹ.
Hiện nay, tình hình an ninh mạng tại Việt Nam đang trở nên phức tạp hơn thể hiện qua số lượng đáng báo động là 13.900 vụ tấn công mạng được ghi nhận vào năm 2023.

'Giải mã' mục tiêu của mã độc Ransomware

GD&TĐ - Ransomware là một loại virus được mã hóa có nguy cơ gây tổn thương hệ thống mạng toàn cầu; cứ 11 giây, một tổ chức là mục tiêu của mã độc Ransomware.