Dạy học tăng thời lượng đối với lớp 1(350 tiết thành 500 tiết) do vậy cần huy động nhiều nguồn lực để tổ chức dạy học 2 buổi/ngày hoặc nhiều hơn 5 buối/tuần. Nội dung dạy học tăng thời lượng chủ yếu là để củng cố kiến thức kỹ năng theo phương châm “Học đến đâu chắc đến đấy”, làm thế nào để mọi học sinh phải đạt chuẩn vào cuối năm học, không đưa thêm kiến thức mới, không phù hợp.
Đối với lớp 1 vùng có nhiều học sinh dân tộc thiểu số chưa biết hoặc biết ít tiếng Việt, nếu chưa đủ điều kiện dạy học tăng thời lượng thì nhà trường chỉ yêu cầu giáo viên chỉ tổ chức dạy hai môn Tiếng Việt, Toán; dành thời lượng các môn học khác để dạy Tiếng Việt;
Đối với các lớp 2, 3, 4, 5: Chú ý dạy học tích hợp môn Tiếng Việt vào các môn học khác và tất cả các hoạt động giáo dục; tổ chức dạy các môn học khác như dạy môn Tiếng Việt, chú trọng việc rèn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh là chủ yếu còn nội dung khai thác thì giáo viên tuỳ theo mức độ nhận thức của học sinh để cung cấp kiến thức.
Trong quá trình dạy học nhà trường thường xuyên chỉ đạo giáo viên khuyến khích học sinh giao tiếp bằng tiếng Việt ở mọi lúc, mọi nơi: trong giờ học, giờ ra chơi, chào cờ, sinh hoạt lớp, làm cho học sinh luôn mạnh dạn, tự tin, thường xuyên nói tiếng Việt trước đám đông.
Xây dựng thư viện thân thiện, thư viện góc lớp, trang trí lớp học, tạo môi trường và tăng cường văn hóa đọc, tổ chức ngày hội “văn hóa đọc” cho học sinh; tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa, trò chơi, giao lưu tiếng Việt cho học sinh.
Công tác phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng phải chặt chẽ, thường xuyên, có kế hoạch và đưa vào kế hoạch tổng thể của việc tăng cường tiếng Việt, qua đó làm tốt việc duy trì sĩ số học sinh, vận động học sinh đi học tăng cường, học phụ đạo theo kế hoạch dạy học của giáo viên.
Công tác kiểm tra, hỗ trợ kỹ thuật cho giáo viên, điều chỉnh kế hoạch, điều chỉnh nhịp độ dạy học, theo dõi chất lượng giờ dạy trên lớp của giáo viên phải được tiến hành thường xuyên và báo cáo kịp thời về phòng GD&ĐT tổng hợp báo cáo về Sở GD&ĐT.