Tăng hiệu quả dạy Hóa với học liệu điện tử

GD&TĐ - Hai giảng viên của Trường CĐ sư phạm Hà Nội là Phạm Ngọc Sơn và Nguyễn Việt Hà chia sẻ những kinh nghiệm bổ ích trong việc sử dụng học liệu điện tử để tăng hiệu quả dạy học Hóa học ở trường THCS.

Tăng hiệu quả dạy Hóa với học liệu điện tử

Tổ chức hoạt động dạy học với học liệu điện tử

Giảng viên Phạm Ngọc Sơn và Nguyễn Việt Hà cũng đưa ra cách sử dụng học liệu điện tử để tổ chức có hiệu quả các hoạt động dạy học. Cụ thể:

Sử dụng học liệu điện tử trong tổ chức hoạt động học theo góc: Trong hoạt động học theo góc, các học liệu điện tử được sử dụng ở góc quan sát hoặc góc trải nghiệm để học sinh có thể tự giải quyết vấn đề đặt ra và kiểm tra kết quả đạt được.

Sử dụng học liệu điện tử trong tổ chức hoạt động học theo hợp đồng: Giáo viên cung cấp các học liệu điện tử liên quan đến nội dung của hợp đồng, giao các nhiệm vụ và các phiếu hỗ trợ theo các mức độ khác nhau để học sinh thực hiện đáp ứng các trình độ, khả năng thực hiện nhiệm vụ.

Sử dụng học liệu điện tử trong tổ chức hoạt động học theo dự án: Học liệu điện tử trợ giúp đắc lực cho học sinh trong quá trình thực hiện dự án.

Ngoài các học liệu điện tử sẵn có, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tìm kiếm, sưu tầm từ các nguồn tư liệu khác hoặc có thể thiết kế, xây dựng thêm.

Nguồn học liệu điện tử phong phú giúp cho học sinh hứng thú hơn từ đó thu nhận thêm được nguồn kiến thức từ dự án một cách tích cực.

Nguồn kiến thức từ học liệu điện tử không chỉ làm rõ mà còn cung cấp thêm các kiến thức mà trong nội dung của SGK hay bài học trên lớp chưa cung cấp hết được. Học liệu điện tử cũng giúp cho học sinh hoàn thành dự án có chất lượng.

Sử dụng học liệu điện tử hướng dẫn học sinh tự học

Các học liệu điện tử có thể được sử dụng trong cả hai hình thức là tự học có hoặc không có sự hướng dẫn của giáo viên.

Trong tự học ở nhà, giáo viên cung cấp các học liệu điện tử đồng thời đặt ra các yêu cầu về nội dung kiến thức học sinh cần phải đạt được thông qua các câu hỏi, bài kiểm tra.

Mỗi loại học liệu điện tử cần xem xét và sử dụng một cách phù hợp với từng bài học. Đó có thể là tự học để củng cố kiến thức, tự học để chuẩn bị bài mới, tự học để ôn tập, tự đánh giá.

Sử dụng mô phỏng và video clip

Riêng các mô phỏng và video clip, theo giảng viên Phạm Ngọc Sơn và Nguyễn Việt Hà , giáo viên có thể sử dụng để kết hợp với một số phương pháp dạy học truyền thống để làm tăng hiệu quả bài học.

Ví dụ, sử dụng các mô phỏng theo phương pháp nghiên cứu sẽ kích thích tính tự giác, tích cực của học sinh. Khi quan sát các mô phỏng, học sinh thu nhận được các kiến thức của bài học thông qua việc quan sát và trả lời các câu hỏi của giáo viên.

Giáo viên sử dụng mô phỏng như là nguồn kiến thức, yêu cầu học sinh quan sát, tự rút ra nhận xét về kiến thức thu nhận được trên cơ sở các câu hỏi định hướng của giáo viên.

Các kiến thức này sẽ có tính bền vững cao bởi nó được chính chủ thể học sinh phát hiện ra dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

Hoặc, sử dụng mô phỏng để minh hoạ, làm rõ các nội dung kiến thức mà học sinh đã thu nhận được qua lời giáo viên, qua đọc sách hay thảo luận.

Sử dụng phương pháp minh hoạ có tác dụng khắc sâu, làm rõ các nội dung kiến thức học sinh thu nhận được. Các mô phỏng giúp học sinh làm rõ hơn các quá trình xảy ra trong thí nghiệm, trong quá trình diễn biến của hiện tượng mà học sinh khi đọc sách, nghe qua lời của giáo viên chưa thể hình dung được hết các khía cạnh, đặc điểm cấu trúc của phân tử các chất.

Tính trực quan khi kết hợp hình ảnh, âm thanh, lời thuyết minh giúp học sinh nhớ và hiểu kiến thức hơn.

Việc nghiên cứu để thiết kế, xây dựng được hệ thống các học liệu điện tử sẽ giúp học sinh và giáo viên có thêm nguồn tư liệu phong phú, chất lượng tốt để sử dụng trong quá trình dạy học, nâng cao chất lượng và hiệu quả của bài học; đồng thời góp phần tạo ra các hình thức dạy học mới, đáp ứng được nhu cầu học tập ngày càng phong phú của học sinh.

Bên cạnh đó, tìm ra các phương pháp để sử dụng nguồn tư liệu hữu ích này trong quá trình dạy học một cách hiệu quả là một trong những vấn đề cần thiết nhằm đạt tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, nâng cao chất lượng quá trình dạy học.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân cao huyết áp nên ăn ít muối. (Ảnh: ITN)

Những cách tự nhiên giúp hạ huyết áp

GD&TĐ - Khi già đi, chúng ta cần đặc biệt chú ý đến huyết áp. Theo giới chuyên gia, chế độ ăn uống chắc chắn có hiệu quả trong việc kiểm soát huyết áp.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.