Tăng cường các phương pháp GD bảo vệ môi trường

Tăng cường các phương pháp GD bảo vệ môi trường

(GD&TĐ) - Ngày 25/8, Bộ GD-ĐT tổ chức HN tổng kết hoạt động đưa các nội dung bảo vệ môi trường (BVMT) vào hệ thống GD quốc dân giai đoạn 2002-2010 và phương hướng giai đoạn 2011-2015. Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Quang Quý cùng đại diện các vụ, cục chức năng của Bộ và 235 đại biểu đại diện cho Sở GD-ĐT tỉnh, thành, các trường TC, CĐ, ĐH đã tham dự hội nghị.

GDBVMT: Tích hợp trong nhiều môn học

Thống kê của Bộ GD-ĐT,  nội dung GDBVMT được triển khai ở tất cả các cơ sở GD trong toàn quốc, từ mầm non đến sau ĐH.

Theo PGS. TS Tạ Đức Thịnh, Vụ trưởng Vụ KHCNMT (Bộ GD-ĐT), với mỗi cấp học, ngành học, Bộ GD-ĐT đều có chương trình khác nhau, phù hợp với khả năng nhận thức của từng độ tuổi. Với GDMN, đã biên soạn được 10 tài liệu tích hợp GDBVMT cho GV nhằm hình thành hành vi thân thiện với môi trường. Nội dung của GDBVMT dành cho trẻ MN luôn thể hiện thông qua các hoạt động vui chơi, tìm hiểu môi trường xung quanh, sinh hoạt hàng ngày và các hoạt động đặc thù của lứa tuổi. Xác định “đảm bảo tính GD toàn diện” cho GD phổ thông nhằm trang bị cho các em những kiến thức cơ bản, phù hợp với độ tuổi về các yếu tố môi trường, vai trò của môi trường đối với con người và tác động của con người với môi trường, đồng thời trang bị cho các em kỹ năng bảo vệ và gìn giữ môi trường, biết ứng xử tích cực với môi trường xung quanh; nội dung GDBVMT ở cấp phổ thông được tiến hành theo phương thức tích hợp vào các môn học và các hoạt động GD. GDBVMT được tích hợp vào các môn Lịch sử, Địa lý, KHTN-XH, Tiếng Việt, Mỹ thuật, Đạo đức, Sinh học, Vật lý… và hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Trong 9 năm qua, nhiều cuộc thi vẽ, ảnh về môi trường đã được tổ chức trên phạm vi cả nước. Các hoạt động (làm sạch môi trường, bãi biển), xây dựng trường học xanh-sạch đẹp, lớp học xanh, trồng và chăm sóc cây xanh, khơi thông cống rãnh, vệ sinh trong trường và khu dân cư… tạo thành phong trào sâu rộng, không chỉ thu hút HS, GV mà nhiều người dân cũng tham gia.

Thứ trưởng Trần Quang Quý trao bằng khen của Bộ GD-ĐT cho các tập thể có thành tích trong việc đưa nội dung BVMT vào hệ thống GD
Thứ trưởng Trần Quang Quý trao bằng khen của Bộ GD-ĐT cho các tập thể có thành tích trong việc đưa nội dung BVMT vào hệ thống GD

Với GDTX, hệ thống các trường DT nội trú, TT kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp cũng có những tài liệu phù hợp. Đặc biệt là với 282 trường TC chuyên nghiệp trong cả nước, nội dung GDBVMT tập trung vào sự hiểu biết về môi trường, năng lực và kỹ năng BVMT theo yêu cầu của từng ngành nghề và từng công việc. Để đáp ứng đựoc yêu cầu của nội dung GDBVMT trong hệ thống các trường TCCN, Bộ đã biên soạn 5 tài liệu (GDBVMT trong các trường TCCN, LĐ nghề nghiệp và môi trường, BVMT trong các trường trung cấp khối KT công nghệ, BVMT trong các trường TC khối văn hoá, y tế và du lịch…)

GV- Lực lượng quyết định sự thành công của chương trình

Xác định GV là lực lượng nòng cốt trong việc GDBVMT, trong những năm qua, đội ngũ GV  cốt cán đã được tập huấn về phương pháp tích hợp/lồng ghép các nội dung BVMT vào các môn học của các cấp học. Đội ngũ GV trên tiếp tục tập huấn cho hàng ngàn GV tại các địa phương.

Ngoài ra, để cung cấp cho đội ngũ GV thông tin mới về MT, Bộ đã phối hợp với Đài THVN thực hiện chương trình bồi dưỡng GDBVMT cho GVPT trên truyền hình. Đồng thời tập huấn cho trên 1.000 SV các trường CĐ, ĐH sư phạm các tình miền núi phía Bắc và gần 1.000 SV các trường khu vực Tây Nguyên về hoạt động GDBVMT nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng hành động về BVMT ngay từ khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường.

Để nâng cao chất lượng GDBVMT,  các cơ sở đào tạo cán bộ về môi trường và BVMT liên tục được mở rộng. Hiện cả nước có 93 cơ sở, trong đó có 46 trường ĐH, 18 trường CĐ và 13 trường TCCN, 16 trường dạy nghề với gần 1.000 cán bộ giảng dạy và phục vụ đào tạo về môi trường. Với số lượng cơ sở đào tạo trên, trung bình mỗi năm có khoảng 3.500 người tốt nghiệp về lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và công nghệ môi trường. Đối với cán bộ quản lý về môi trường, hiện có khoảng 18 trường ĐH, CĐ thực hiện nhiệm vụ đào tạo theo các lĩnh vực. Thống kê của Bộ GD-ĐT, từ năm 2005 đến nay, số lượng SV, học viên, nghiên cứu sinh tốt nghiệp về quản lý môi trường tăng hàng năm (bình quân 800 người tốt nghiệp).

Phát biểu kết luận HN, Thứ trưởng Trần Quang Quý ghi nhận những kết quả đã đạt được trong việc GDBVMT. Thứ trưởng nhận định: Hoạt động GDBVMT trong trường học đã góp phần nâng cao ý thức BVMT của HSSV, GV và cán bộ quản lý trong ngành. Các hoạt động của nhà trường trong việc BVMT đã có sức lan toả, thu hút sự tham gia của cộng đồng. Tuy nhiên, mặc dù đã triển khai được 9 năm nhưng còn nhiều GV chưa được tập huấn. Tài liệu cung cấp cho trường còn ít, bài giảng đôi khi còn khô cứng, việc áp dụng CTTT vào bài giảng còn hạn chế do vậy trong giai đoạn tới cần phải đổi mới nội dung tài liệu, phương pháp giảng dạy theo hướng, chuẩn hoá, hiện đại hoá để đáp ứng yêu cầu. Cần phối hợp với các ban, ngành đoàn thể trong việc tuyên truyền BVMT cũng như đối phó với sự biến đổi khí hậu. Củng cố đội ngũ để nâng cao chất lượng giảng dạy; Kết hợp nội dung GDBVMT với các phong trào thi đua do Bộ phát động… 

Đến năm 2015 phấn đấu:

-100% đội ngũ GV cấp tỉnh, cấp cơ sở được tập huấn phương pháp tích hợp/lồng ghép các nội dung GDBVMT vào các môn học;

-Tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng giảng dạy về GDBVMT cho 100% giảng viên các trường CĐ, ĐH, GV trường TCCN;

-Đảm bảo 100% trường phổ thông có dụng cụ thí nghiệm và phòng thí nghiệm cho 100% trường CĐ, ĐH đào tạo chuyên ngành MT để phục vụ việc dạy-học và nghiên cứu…

L. Giang

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ