Sự gia tăng các khoản nợ liên quan có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng và suy thoái kép đối với một số quốc gia.
“Các cuộc khủng hoảng nợ có thể xảy ra. Chính phủ đang tăng chi ngân sách để chống dịch, duy trì cấu trúc kinh tế cơ bản và bảo toàn việc làm. Do đó, thâm hụt ngân sách sẽ tăng vọt trong những năm tới.” - Hiệp hội Tình báo Kinh tế (EIU) cho biết vào cuối tháng 3.
Vào tháng 1, Ngân hàng Thế giới cũng đã cảnh báo về khả năng xảy ra một khủng hoảng nợ mới.
Theo Viện Tài chính Quốc tế (IIF), trong nửa đầu năm 2019, nợ thế giới đã tăng 7,5 nghìn tỷ USD, lên hơn 250 nghìn USD, đạt mức kỷ lục.
"Chúng tôi dự đoán rằng, nếu không có bất kỳ dấu hiệu chậm lại nào, tổng số nợ toàn cầu sẽ vượt quá 255 nghìn tỷ USD trong năm 2019, chủ yếu thuộc về Mỹ và Trung Quốc," IIF cho biết vào cuối năm ngoái.
Hiện tại, tình hình đang trở nên trầm trọng hơn do Covid-19. Theo dự báo của IMF, một cuộc suy thoái kinh tế nghiêm trọng nhất đối với thế giới kể từ cuộc Đại suy thoái những năm 1930 có thể xảy ra trong năm nay.
Bộ phận Dự báo Toàn cầu của EIU cho biết, nhiều quốc gia phát triển có thể sẽ đứng trước một cuộc khủng hoảng nợ trong trung hạn, điều này liên quan đến thực tế là nhiều quốc gia châu Âu đang phải chịu ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19 như Ý và Tây Ban Nha, các quốc gia đã có tình trạng tài chính yếu trước khi dịch bệnh bùng phát.