Tăng 7,19% lương hưu, trợ cấp BHXH từ 1/7/2019

GD&TĐ - Từ ngày 1/7/2019, lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hàng tháng sẽ được điều chỉnh tăng 7,19%, tương ứng với tốc độ tăng mức lương cơ sở từ 1,39 triệu đồng/tháng lên 1,49 triệu đồng/tháng.

Lương hưu và trợ cấp sẽ được tăng từ 1/7 (ảnh nguồn molisa)
Lương hưu và trợ cấp sẽ được tăng từ 1/7 (ảnh nguồn molisa)

Chính Phủ vừa ban hành Nghị định số 44/2019/NĐ-CP, điều chỉnh mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với các đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) và trợ cấp hàng tháng.

Theo đó, trên cơ sở tăng mức lương cơ sở, Chính phủ sẽ thực hiện điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hàng tháng theo quy định (đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm) và trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng tăng bằng mức tăng lương cơ sở.

Như vậy, từ ngày 1/7/2019, lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hàng tháng sẽ được điều chỉnh tăng 7,19%, tương ứng với tốc độ tăng mức lương cơ sở từ 1,39 triệu đồng/tháng lên 1.49 triệu đồng/tháng theo Nghị quyết 70/2018/QH14 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 tại kỳ họp thứ 6 khóa XIV. Thời gian tới Chính phủ sẽ ban hành Nghị định mới điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng áp dụng từ ngày 01/7/2019 để thay thế cho Nghị định 88/2018/NĐ-CP ngày 15/6/2018. Hiện hành, theo Nghị định 88/2018/NĐ-CP, lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hàng tháng đang được tính dựa trên mức lương cơ sở là 1,39 triệu đồng/tháng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hầm biogas nơi 3 người tại Đồng Nai gặp nạn.

Phòng tránh ngạt khí trong hầm biogas

GD&TĐ - Việc sử dụng hầm biogas tiềm ẩn không ít rủi ro nếu không tuân thủ đúng quy tắc an toàn khi vận hành. Thủ phạm gây ngộ độc khí gas là oxit carbon (CO).
Mẫu viên nang điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu: Xấu hổ, vông nem, hậu phác nam và cam thảo nam.

Viên nang dược liệu chữa mất ngủ

GD&TĐ - Các nhà khoa học Đại học Y Dược TPHCM đã nghiên cứu bào chế viên nang hỗ trợ điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu.
Minh họa/INT.

Phê bình nghệ thuật đang ở đâu?

GD&TĐ - Một thực tế khá phổ biến trong đời sống sinh hoạt nghệ thuật là các nhà phê bình lặng lẽ “đi trốn”, phó mặc “sân chơi” truyền thông, mạng xã hội.