Tại sao pin lithium giảm và mất dần dung lượng theo thời gian?

Sau khoảng 500 chu kỳ sạc, tế bào pin sẽ bị giảm đi 1/5 khả năng lưu trữ điện. Chúng ta không thể làm gì để ngăn chặn quá trình suy giảm này.

Tại sao pin lithium giảm và mất dần dung lượng theo thời gian?

Pin lithium là loại pin phổ biến nhất trên các thiết bị di động hiện đại. Nhược điểm của nó là không giữ được dung lượng mãi mãi.

Sau khoảng 500 chu kỳ sạc, tế bào pin sẽ bị giảm đi 1/5 khả năng lưu trữ điện. Chúng ta không thể làm gì để ngăn chặn quá trình suy giảm này.

Các nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Tây bắc Thái Bình Dương, Mỹ, vừa thực hiện một nghiên cứu nhằm tìm ra nguyên nhân tại sao pin lithium lại giảm dần công suất theo thời gian.

Bằng cách sử dụng một kính hiển vi có độ phóng đại cao, các nhà khoa học đã quan sát quá trình sạc và xả pin lithium trong thời gian thực.

Họ phát hiện ra rằng quá trình sử dụng đã tạo ra những vết nứt trên điện cực của pin. Đây chỉ là một trong những lý do khiến công suất pin lithium giảm theo thời gian.

Các nhà khoa học còn phát hiện ra sau mỗi chu kỳ xả và sạc lại có những phần lithium bị bỏ lại bên ngoài điện cực của tế bào pin. Những phần lithium "chết" này không thể tiếp tục sạc lại trong tương lai và khiến công suất pin bị giảm đi.

Hơn nữa, các nhà khoa học còn quan sát thấy một lớp điện phân liên pha rắn đã hình thành trên bề mặt của điện cực gây cản trở khả năng sạc lại của pin.

Các nhà khoa học đang tìm những kim loại có thể thay thế cho lithium. Magie, nhôm hoặc đồng một ngày nào đó có thể thay thế cho lithium với giá rẻ hơn và đáng tin cậy hơn.

Tuy nhiên, tại thời điểm này, chúng ta cần tập trung vào nghiên cứu loại pin không lithium bởi gần như không có giải pháp bảo toàn công suất của pin lithium.

Theo VnReview/ Phone Arena

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ