Tại sao đa số người châu Á có thói quen bỏ giày ở cửa trước khi vào nhà?

Bạn đã bao giờ bước vào nhà ai đó mà vô tư đi cả giày vào nhà rồi bị chủ nhà nhắc nhở cởi giày đặt trước cửa chưa?

Tại sao đa số người châu Á có thói quen bỏ giày ở cửa trước khi vào nhà?

Thói quen cởi giày trước cửa có vẻ như không còn là điều xa lạ với nhiều người châu Á, thế nhưng lý do tại sao họ lại làm vậy thì có lẽ nhiều người vẫn chưa tận tường.

Các ngôi nhà truyền thống của người châu Á thường được xây dựng cách mặt đất 0,6 m để tạo sự đối lưu cũng như tránh hàn khí từ dưới đất xâm nhập vào căn phòng.

Theo phong tục của người châu Á, họ luôn luôn bỏ giày dưới bậc thềm khi về nhà và đi chân trần trong nhà. Kể cả trong những căn hộ được thiết kế hiện đại ở châu Á ngày nay, bậc thềm vẫn luôn được xây sao cho thấp hơn một bậc so với căn nhà.

Sở dĩ lại có sự sắp đặt như vậy là bởi người châu Á luôn cho rằng tại nơi bậc thềm cửa nhà mình mọi thứ bụi bặm và ẩm ướt đều bị giữ lại bên ngoài.

Đây cũng được coi là góc nhìn về tâm lý: việc bạn bước vào căn nhà của ai đó, bạn phải ý thức được rằng mình đang bước chân vào không gian riêng tư của họ.

Tai sao da so nguoi chau A co thoi quen bo giay o cua truoc khi vao nha? - Anh 2

Ngày nay, tuy nội thất phương tây đã lan tỏa đến các ngôi nhà châu Á, nhưng nhiều gia đình châu Á vẫn thích ngồi trên sàn nhà và đi trong nhà bằng đôi chân trần.

Thông thường các ngôi nhà ở Nhật Bản hay có tiền sảnh gỗ lót chiếu tatami như tấm thảm để làm tăng nhiệt và giữ ấm cho căn phòng. Có thể thấy rằng người châu Á rất coi trọng sàn nhà trong căn hộ của mình, bằng chứng là chiếc bàn của người Nhật cũng được kê rất thấp trong căn phòng để họ có thể ngồi xuống ăn cơm, nghỉ ngơi hay thậm chí là nằm ra sàn nhà. Đó là lý do họ luôn để tâm đến sự sạch sẽ của sàn nhà và phong tục này vẫn còn tồn tại đến ngày nay.

Một điều cần lưu ý nữa đó chính là người châu Á quan niệm sức khỏe chỉ tốt khi bạn luôn để đôi chân của mình được thoải mái. Họ cho rằng nếu để chân trần, mọi căng thẳng sẽ được giải phóng thông qua đôi bàn chân.

Chúng ta cũng thấy khi mang giày suốt một ngày, đôi chân không thoát được mồ hôi, bị bó chặt trong đôi giày dẫn đến căng cơ, đau nhức.

Nếu như bạn chưa từng bỏ giày đi trong nhà, hãy thử một lần và cảm nhận sự thay đổi bất ngờ nhé. Hiện nay, tuy nội thất phương tây đã lan tỏa đến các ngôi nhà châu Á, nhưng nhiều gia đình châu Á vẫn thích ngồi trên sàn nhà và đi trong nhà bằng đôi chân trần.

Đây là lý do tại sao bạn cũng nên ngừng việc đi giày vào nhà

Theo một nghiên cứu năm 2008 của Đại học Arizona, các nhà khoa học chỉ ra rằng có khoảng 421.000 loại vi khuẩn khác nhau được tìm thấy trên các đôi giày.

Tai sao da so nguoi chau A co thoi quen bo giay o cua truoc khi vao nha? - Anh 3

Những đôi giày bạn đi ngoài đường có thể mang rất nhiều vi khuẩn gây hại.

Trong những đôi giày được đem đi kiểm tra, có tới 96% số này bị phát hiện có coliform, một loại vi khuẩn được tìm thấy trong phân người và động vật máu nóng.

Bên cạnh đó, 27% các đôi giày bị phát hiện có khuẩn E.coli và 7 loại vi khuẩn khác nhau, trong đó có Klebsiella, vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu, và Serratia ficaria, vi khuẩn gây nhiễm trùng đường hô hấp.

Nhà vi sinh vật học tại Đại học Arizona, Charles Gerba, giải thích: “Sự xuất hiện của coliform và E. coli ở những đôi giày có thể là do bạn dẫm phải các chất chứa phân, từ sàn nhà trong nhà vệ sinh hoặc tiếp xúc với phân động vật ở bên ngoài. Vì vậy đi giày vào nhà đồng nghĩa với việc mang nhiều vi khuẩn vào nhà.

Vậy nên dù là thói quen hay không thì bạn cũng nên ngừng ngay việc đi giày vào nhà nhé!

Theo aFamily

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ