Các nhà khoa học mới tìm ra bằng chứng cho thấy những con gián cái Mỹ - loài gián phổ biến nhất trên khắp thế giới - có thể sinh sản trong nhiều năm và nhân số lượng lên hàng chục lần mà không cần giao phối với con đực.
Từ lâu các nhà khoa học đã biết được rằng những con gián cái – hay một số loài động vật khác – có hình thức sinh sản vô tính, chúng đẻ trứng, ấp nở thành con mà không cần có con đực. Chỉ cần một con cái duy nhất loài gián đã có thể duy trì giống nòi.
Một số loài gián sử dụng hình thức sinh sản vô tính là chủ yếu nhưng với các loài gián phổ biến như gián Mỹ hoặc Đức, các nhà khoa học lại xem sinh sản vô tính là lựa chọn cuối cùng khi không tìm thấy được con đực ở xung quanh.
Hiện tại, một nhóm nghiên cứu tại Đại học Hokkaido, Nhật Bản cho biết rằng sự hình thành sinh sản vô tính ở gián còn dễ dàng hơn nhiều so với loài sâu bướm trên toàn thế giới Periplaneta americana.
Nhóm nghiên cứu, do nhà côn trùng học Hiroshi Nishino cho biết những con gián cái đặc biệt bận rộn khi sống chung với nhau trong một nhóm từ 3 đến 5 con, có lẽ vì những con gián cái cảm thấy con cái của mình sẽ an toàn hơn với các cá thể cùng loài xung quanh.
Sau lần đẻ trứng đầu tiên – với khoảng 16 phôi – các con cái trong nhóm chỉ cần 18 ngày để sinh đẻ một lần nữa (đối với những con gián sống một mình, thời gian này kéo dài 27 ngày).
Nhóm nghiên cứu của Tiến sĩ Nishino đã theo dõi một nhóm gián cái sống chung với nhau trong hơn 3 năm, bắt đầu với 15 con vào tháng 12/2013. Quần thể này đã tăng theo cấp số nhân và có thể điểm lên đến 1000 con, tất cả đều là gián cái.
Tiến sỹ Nishino cho biết sau đó quần thể này thu hẹp còn khoảng 200 con, có lẽ là có những sai sót trong di truyền. Những con gián con được sinh sản theo phương thức vô tính này hơi khác biệt về mặt di truyền so với mẹ, chúng không có được sự đa dạng về di truyền như các con gián được sinh ra do sự giao phối giữa gián đực và gián cái.
Phát hiện này rất quan trọng vì nó cho thấy loài gián có thể sinh tồn mà không cần có các cá thể đực.
Tiến sĩ Nishino cho biết một số chiến lược chống truyền nhiễm bằng cách dụ những con gián đực vào nơi có chứa hormon gián cái để tiêu diệt sẽ không hiệu quả vì những con gián cái có thể tiếp tục sinh sôi mà không cần cá thể khác giới. Mục tiêu cuối cùng của nhóm nghiên cứu là tìm ra phương pháp tiêu diệt những con gián hữu hiệu hơn.
"Loài gián đã sống sót qua 300 triệu năm, kể từ thời khủng long và hầu như không có sự thay đổi về hình dạng. Tôi muốn tìm hiểu rõ hơn tại sao chúng có khả năng thích ứng với môi trường như vậy?", Tiến sĩ Nishino cho biết.