Nobel Kinh tế lại về tay người Mỹ

Nobel Kinh tế lại về tay người Mỹ
Nhờ công trình nghiên cứu giúp dự báo chính xác các xu hướng trên thị trường tài sản, 3 nhà nghiên cứu của Mỹ là Lars Peter Hansen, Eugene Fama và Robert Shiller đã giành giải Nobel Kinh tế 2013. 
3 nhà nghiên cứu Mỹ đoạt giải Nobel kinh tế 2013
3 nhà nghiên cứu Mỹ đoạt giải Nobel kinh tế 2013
Trong thông báo trao giải, Viện Hàn lâm khoa học Hoàng gia Thụy Điển khẳng định ba nhà nghiên cứu “đã đặt nền móng cho sự hiểu biết hiện tại về giá tài sản. Sự hiểu biết đó dựa một phần vào những biến động trong rủi ro và thái độ rủi ro và một phần dựa vào xu hướng ứng xử và áp lực thị trường”.
Fama và Hansen đều là giáo sư tại đại học Chicago, trong khi ông Shiller là giáo sư tại đại học Yale danh tiếng của Mỹ.
Giải Nobel Kinh tế là giải Nobel duy nhất không nằm trong di chúc của cha đẻ giải thưởng này, nhà khoa học người Thụy Điển Alfred Nobel.
Giải thưởng ra đời năm 1968 theo sáng kiến của Ngân hàng Trung ương Thụy Điển và lần đầu được trao năm 1969. Các giải Nobel khác đều được trao từ năm 1901.
Kể từ đó đến nay người Mỹ luôn chiếm thế áp đảo trong giải Nobel Kinh tế với 17 trong tổng số 20 người nhận giải 10 năm gần đây đến từ nền kinh tế lớn nhất thế giới. Năm ngoái, 2 học giả người Mỹ là Alvin Roth và Lloyd Shapley đã được trao giải cho công trình nghiên cứu sự vận hành của các thị trường và cách thức tối ưu để khớp nối cung và cầu.
Công trình đoạt giải năm nay là một nghiên cứu kéo dài suốt gần 50 năm. Các tác giả đã xây dựng những kiến thức và chỉ ra những lỗ hổng trong nhận thức của thế giới về biến động của giá tài sản. Công trình đã giúp tạo ra quỹ hỗ tương đầu tư về chỉ số, và cũng giúp dự báo thị trường nhà đất Mỹ lao dốc trong thập niên vừa qua.
Họ cũng chỉ ra rằng việc dự báo diễn biến giá trong ngắn hạn khó khăn ra sao, nhưng trong dài hạn lại dễ dàng hơn và đưa ra các phương pháp thống kê kiểm nghiệm các lý thuyết về định giá tài sản.
Fama, 74 tuổi, còn được các nhà kinh tế coi như “cha đẻ của tài chính hiện đại”. Giữa những năm 1960 ông đã đề xuất những lý thuyết khẳng định rằng diễn biến giá cổ phiếu là không thể dự đoán được và đi theo “bước đi ngẫu nhiên”, khiến bất kỳ nhà đầu tư nào, kể cả người chuyên nghiệp không thể giành được lợi thế.
Ông cũng chỉ ra trong công trình nghiên cứu sau đó rằng cái gọi là giá trị và cổ phiếu có giá trị vốn hóa nhỏ sinh lời cao hơn cổ phiếu tăng trưởng. Ông bác bỏ ý niệm rằng các thị trường thường tạo ra bong bóng.
Theo Thanh Tùng
Dân trí

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giáo viên Trường THCS Thụy Liên (Thái Thụy, Thái Bình) trong giờ dạy môn Khoa học tự nhiên.

Giúp dạy học hiệu quả môn tích hợp

GD&TĐ - Sau 3 năm triển khai, các nhà trường đã rút ra những kinh nghiệm để triển khai dạy học hiệu quả môn tích hợp, nhất là môn Khoa học tự nhiên.
Minh họa/INT

Bóng ma hạt nhân ở Trung Đông

GD&TĐ - Tình hình Trung Đông đã đột ngột căng thẳng kể từ đêm 13/4 rạng sáng 14/4 khi Iran lần đầu tiên trong lịch sử thực hiện một cuộc không kích quy mô lớn.
Minh họa/INT

Lễ hội nhân dân

GD&TĐ - Tuần lễ du lịch Quảng Ngãi năm 2024 sẽ được bắt đầu vào ngày 22/4 tới.