Suýt mất mạng vì dùng kim lấy gai ở lòng bàn tay

Sau khi dùng kim khâu lấy gai, bàn tay của bà Năm sưng tấy, đau nhức. Khi vết thương lan rộng, da và thịt bị hoại tử, bệnh nhân rơi vào trạng thái hôn mê.

Bà Hồ Thị Năm qua cơn nguy kịch sau phẫu thuật. Ảnh:N.An.
Bà Hồ Thị Năm qua cơn nguy kịch sau phẫu thuật. Ảnh:N.An.

Ngày 17/2, Bệnh viện Đại học y dược Shingmark (TP Biên Hòa, Đồng Nai) cho biết vừa phẫu thuật, cứu sống bệnh nhân nhiễm khuẩn ở vết thương bàn tay khi dùng kim lấy gai.

Theo xác minh ban đầu, nhiều ngày trước, bà Hồ Thị Năm (64 tuổi, ngụ xã Tam An, huyện Long Thành, Đồng Nai) thấy đau nhức ở lòng bàn tay phải. Bà nghĩ vết thương do gai đâm nên đã dùng kim khâu để đâm, lể.

Không thấy gai nhưng vết thương bị hở miệng và bắt đầu sưng tấy, đau nhức. Khoảng 5 ngày sau, vết thương trở nặng, sưng tấy bàn và cẳng tay sau đó tím đen. Bà Năm sau đó rơi vào trạng thái hôn mê, tụt huyết áp phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.

Các bác sĩ chẩn đoán vết thương của bà Năm bị nhiễm trùng nặng nên tổ chức phẫu thuật, cắt bỏ phần da, thịt bị hoại tử ở vết thương. Sau phẫu thuật, vết thương ở bàn tay của bệnh nhân dần hồi phục.

Bác sĩ Trần Đoàn Đạo, Trưởng khoa Ngoại tổng quát, Bệnh viện Đại học Y dược Shingmark, cho hay: “Nếu bệnh nhân nhập viện chậm hơn sẽ bị tử vong do bị sốc nhiễm trùng”.

Bác sĩ này khuyến cáo người dân không nên chích lể gai khi không đảm bảo vô trùng. Đặc biệt, tránh chích lể ở những bệnh nhân bị đái tháo đường, tim mạch, cao huyết áp, người già.

Khi tay, chân sưng, nhức và màu da khác thường, người bệnh cần đến bệnh viện để được các bác sĩ khám, tư vấn.

Theo news.zing.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sa mạc ngập vì mưa bất thường

GD&TĐ - Hầu hết các nhà khoa học đều có chung nhận định, biến đổi khí hậu có thể 'tiếp tay' gây ra tình trạng thời tiết cực đoan ở UAE.
Ảnh minh họa ITN.

Nên hay không?

GD&TĐ - Trong xu thế tự chủ đại học, nhiều cơ sở đào tạo đã chủ động xét tuyển sớm.