Cần một thiết chế khác?

GD&TĐ - Gần một năm khi đợt dịch Covid-19 đầu tiên bùng phát, cả hệ thống chính trị cũng như người dân đã chung tay thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các biện pháp, khuyến cáo của cơ quan chức năng.

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Kết quả là dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, dịch cũng luôn trong tầm kiểm soát... Vậy nhưng cũng có thời điểm, ở không ít địa phương đã nảy sinh tâm lý chủ quan, lơ là, đặc biệt là việc thiếu ý thức của một vài cá nhân dẫn đến những hệ quả khó lường.

Có thể kể đến bệnh nhân số 17. Cả hệ thống chính trị đã phải rất vất vả “vào cuộc” mới có thể “vãn hồi” được tình hình. Đó là việc một nam tiếp viên của Vietnam Airlines - bệnh nhân 1342 vi phạm nghiêm trọng quy định cách ly, làm lây lan dịch bệnh. Công an TP Hồ Chí Minh đã phải khởi tố vụ án “Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người”. Mới đây nhất là trường hợp bệnh nhân 1440 và bệnh nhân 1451.

Những giải pháp ứng phó với những trường hợp trên của các cơ quan chức năng kịp thời và hiệu quả. Nhận định của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid -19 về nguồn lây cũng hoàn toàn phù hợp với thực tế. Cho nên vấn đề còn lại chính là ý thức của cộng đồng và mỗi cá nhân.

Như với bệnh nhân 1440, chỉ với “động thái” khai báo không trung thực, đã khiến cả hệ thống phải “lao đao” khoanh vùng, truy vết. Và đương nhiên đi kèm với đó khả năng các đối tượng tiếp xúc F1, F2 có thể nhiều hơn, khó kiểm soát hơn. Và điều quan trọng nữa chính là thành quả, công sức chống dịch của cả nước rất có thể sẽ “đổ sông, đổ biển”.

Sẽ rất khó tính toán đầy đủ rằng với những trường hợp cụ thể như trên, chi phí về tiền bạc, nhân lực phải bỏ ra là bao nhiêu. Vậy nên ngoài những biện pháp nghiêm khắc về hành chính, hình sự rất cần hình thành một thiết chế khác, một chế tài khác - sự lên án của cộng đồng, xã hội. Cộng đồng không chỉ phát hiện những cá nhân thiếu ý thức, vì lợi ích cá nhân gây ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, lợi ích xã hội mà còn lên án, thậm chí “trừng phạt” để từ đó ngăn chặn hệ quả xấu ngay từ đầu.

Vài hôm trước, tại cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã phát biểu rằng, sau một thời gian dài an toàn, không có ca nhiễm cộng đồng sẽ dễ xuất hiện tâm lý nơi lỏng, chủ quan. Vì vậy, trong nhiều giải pháp để khắc phục tình trạng này, quan trọng nhất là các lực lượng chức năng phải tăng cường kiểm tra, đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyệt đối không chủ quan, lơ là. 

Và rằng thực tế nguy cơ xảy ra dịch bệnh vẫn luôn thường trực, bởi vậy, tất cả các biện pháp phòng, chống dịch phải được nâng lên một mức. Từ lực lượng chuyên trách phòng, chống dịch đến toàn thể hệ thống trong cả nước, các doanh nghiệp và người dân phải cùng nhau thực hiện nghiêm các biện pháp chống dịch, các khuyến nghị của ngành y tế. Cả xã hội cùng sẵn sàng chống dịch, quyết tâm giữ thành quả để nhân dân đón tết an toàn, ấm cúng, vui tươi.

Đây là mong muốn hoàn toàn chính đáng. Và để biến mong muốn này thành hiện thực, rất cần hợp tác của xã hội, của cộng đồng. Phải đặt lợi ích quốc gia, sự an toàn của cộng đồng, xã hội lên trên hết.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh hào hứng dưới sự chỉ dẫn của nghệ nhân.

Truyền dạy văn hoá Hrê trong trường học

GD&TĐ - Tại huyện miền núi Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi) nhiều lớp dạy cồng chiêng, múa hát dân ca,… được tổ chức để truyền dạy cho thế hệ con em người Hrê.
Có vẻ như ung thư đang phát triển nhanh hơn và nguy hiểm hơn trước đây. (Ảnh: ITN)

Lý do ung thư ngày càng trẻ hóa

GD&TĐ - Theo vox.com, những người trưởng thành ở độ tuổi sung sức nhất, thường có bề ngoài khỏe mạnh, đang chết vì những căn bệnh ung thư ác tính.