Cũng như bao phụ nữ khác, người mẹ trong câu chuyện có thật sau đây rất hạnh phúc khi biết mình mang thai và hồi hộp đợi ngày con chào đời. Nhưng chị lại khác biệt những người mẹ khác ở chỗ, suốt thai kì, chị cực kì hiếm đi khám thai, gần như là không đi khám thai.
Chị giải thích: “Tôi muốn mọi thứ thật tự nhiên, không có sự can thiệp của người khác. Tôi và chồng đều nghĩ rằng chẳng cần thiết để đến bác sĩ. Chúng tôi có quan điểm riêng. Tôi không muốn siêu âm hay uống thuốc gì cả. Tôi nghĩ mình có thể gọi bác sĩ khi cơn chuyển dạ bắt đầu xuất hiện. Tôi có thể cảm nhận con di chuyển trong cơ thể mình và tôi chắc chắn rằng nó hoàn toàn bình thường. Đây là lần đầu tôi mang thai và tôi nghĩ nó nên như thế”.
Suốt thai kì, người mẹ này không muốn siêu âm hay uống thuốc gì cả (Ảnh: siberiantimes)
Cũng từ đó, câu chuyện hết sức lạ kì đã xuất hiện. Ở tuần thai thứ 41, chị đợi mãi mà vẫn chẳng thấy cơn đau chuyển dạ nào, chẳng cảm nhận bất kì dấu hiệu nào cho thấy con muốn ra đời. Chị kể: “Đến lúc rồi mà tôi vẫn chẳng thấy chuyển dạ gì cả. Tôi quyết định đến bệnh viện kiệm tra. Sau khi siêu âm, tôi lập tức được đưa đến phòng phẫu thuật”.
Các bác sĩ cho biết, họ đã thực sự bị sốc khi không thấy thai nhi trong tử cung. Bác sĩ phẫu thuật Vladimir Borovkov - Phó Giám đốc Trung tâm Altai Regional Preatal - phát biểu: “Em bé này được thụ thai một cách tự nhiên, nhưng trứng lại không làm tổ ở tử cung. Thai nhi đã phát triển ngoài tử cung”.
Bác sĩ phẫu thuật Vladimir Borovkov - Phó Giám đốc Trung tâm Altai Regional Preatal (Ảnh: siberiantimes)
Thai nhi vẫn nằm trong túi ối như bao bào thai khác nhưng chỉ khác lá túi ối này không nằm trong tử cung người mẹ mà lại ở vị trí khác. Những trường hợp như vậy gần như không thể sống sót và phát triển, có thể vỡ bất cứ lúc nào vì thai nhi ngày càng phát triển, trọng lượng và thể tích túi thai ngày càng lớn và những vị trí ngoài tử cung không là nơi thích hợp cho sự phát triển này. Kết quả là nó phải vỡ ra. Một khi thai ngoài tử cung vỡ ra sẽ gây nên hiện tượng máu chảy ồ ạt vào ổ bụng, gây nguy hiểm đến tính mạng của thai phụ nếu không được xử trí kịp thời.
Có thể thấy thai ngoài tử cung tiềm ẩn nhiều nguy hiểm như thế, ấy vậy mà cả mẹ và con người phụ nữ trên vẫn bình thường. Thậm chí, túi thai không bị vỡ mà thai nhi còn phát triển đủ ngày tháng nữa. Bác sĩ Vladimir Borovkov cho biết: “Mang thai ngoài tử cung không phải là hiếm nhưng trường hợp thai nhi vẫn sống sót suốt cả thai kì như thế thì gần như là duy nhất”. Bác sĩ phụ trách truyền máu Dmitry Erin thêm vào: “Cuộc phẫu thuật này có nguy cơ thất bại rất cao”.
Đội ngũ bác sĩ phẫu thuật (Ảnh: siberiantimes)
Thế nên 10 bác sĩ giỏi ở Barnaul đã được huy động đến để cùng nhau giúp hai mẹ con được “mẹ tròn con vuông”. Khi tiến hành xé túi ối, các bác sĩ đã nhìn thấy một em bé hít thở bình thường, phát triển đầy đủ, và hoàn toàn khỏe mạnh. Vậy là cô bé nặng 4,1kg đã chào đời trong niềm hạnh phúc của bố mẹ cũng như vui mừng của các bác sĩ. Các bác sĩ nói rằng họ chưa từng thấy trường hợp thai ngoài tử cung nào lại phát triển đầy đủ như thế và tỉ lệ sống sốt theo họ là 1 trong 625 triệu.
Túi thai không bị vỡ mà thai nhi còn phát triển đủ ngày tháng nữa (Ảnh: siberiantimes)
Khi tiến hành xé túi ối, các bác sĩ đã nhìn thấy một em bé hít thở bình thường, phát triển đầy đủ, và hoàn toàn khỏe mạnh (Ảnh: siberiantimes)
Bác sĩ Marat Zhazhiev chia sẻ: “Chúng tôi biết cuộc phẫu thuật đã thành công khi nghe tiếng khóc của bé gái. Dường như lúc đó chẳng gì quan trọng hơn tiếng khóc này”.
Cô bé Healthy Veronika may mắn (Ảnh: siberiantimes)
Hai mẹ con đã "vượt cạn" thành công (Ảnh: siberiantimes)
Được biết, em đã được mẹ đặt tên là Healthy Veronika có nghĩa là người chiến thắng. Câu chuyện về em đã trở thành đề tài được quan tâm cũng như được đưa vào một tạp chí y khoa địa phương.