Việt Nam đàm phán thành công khoảng 170 triệu liều vắc xin Covid-19

GD&TĐ - Đó là thông tin được GS.TS Nguyễn Thanh Long- Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19, Bộ trưởng Bộ Y tế đưa ra tại hội nghị giao ban trực tuyến công tác phòng chống dịch toàn quốc sáng 16/7.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Liên quan đến công tác tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, hiện nay, Việt Nam đã đàm phán thành công được khoảng 170 triệu liều vắc xin phòng Covid-19 từ các nguồn khác nhau.

Tuy nhiên, do mức độ khan hiếm của vắc xin trên toàn cầu, nên dù đã có những hợp đồng mua từ tháng 11/2020, có những cam kết thoả thuận từ tháng 9/2020 nhưng đến nay Việt Nam mới bắt đầu nhận được những lô vắc xin theo cam kết.

Tình trạng nguồn cung vắc xin hạn chế sẽ tiếp tục kéo dài đến tháng 9/2021.

Do đó, Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh, trước mắt chúng tôi ưu tiên phân bổ vắc xin cho các tỉnh, thành phố đang có dịch, các địa phương là đầu tầu phát triển kinh tế xã hội để đảm bảo đạt được mục tiêu vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế xã hội.

Khi có vắc xin về, các tỉnh, thành phố phải triển khai ngay kế hoạch tiêm chủng, lựa chọn tiêm theo đúng đối tượng trong Nghị quyết 21, cùng với quyết định về đối tượng tiêm của địa phương phù hợp với thực tế.

Theo Nghị quyết 21/NQ-CP ngày 26-2-2021 về mua và sử dụng vắc-xin phòng Covid-19, Việt Nam đặt mục tiêu 150 triệu liều vắc xin để tiêm phòng cho 70% dân số.

Trong bối cảnh khan hiếm vắc xin toàn cầu, Việt Nam đã vận động chính phủ các nước và các hãng sản xuất bán vắc xin cho Việt Nam và đẩy sớm thời gian chuyển giao vắc xin cho ta.

Trên cơ sở vận động và đàm phán tích cực, quyết liệt, chỉ trong hơn 1 tháng qua, số lượng vắc xin Việt Nam tiếp nhận đã tăng lên đáng kể.

Tính đến ngày 12/7/2021, Việt Nam đã nhận được khoảng 8 triệu liều vắc xin; sắp tới sẽ tiếp tục nhận thêm từ các nguồn đã đàm phán mà các nước và hãng sản xuất đồng ý chuyển giao sớm cho nước ta cũng như từ các nguồn hỗ trợ của các đối tác song phương và các tổ chức quốc tế.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sa mạc ngập vì mưa bất thường

GD&TĐ - Hầu hết các nhà khoa học đều có chung nhận định, biến đổi khí hậu có thể 'tiếp tay' gây ra tình trạng thời tiết cực đoan ở UAE.
Ảnh minh họa ITN.

Nên hay không?

GD&TĐ - Trong xu thế tự chủ đại học, nhiều cơ sở đào tạo đã chủ động xét tuyển sớm.