Trẻ mấy tuổi nên cần tiêm sởi và tiêm ở đâu?

GD&TĐ - Theo bác sĩ Nguyễn Trần Nam, Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố, về tính an toàn của vắc xin sởi nói riêng và các vắc xin trong chương trình tiêm chủng quốc gia hiện nay là an toàn, rất ít tác dụng phụ.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Thông tin đăng tải trên Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, theo bác sĩ Nguyễn Trần Nam - Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố, vắc xin sởi rất an toàn, hiệu quả và tác dụng ngoại ý (nếu có) rất nhẹ.

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm dễ lây nhất nhưng cũng là bệnh dễ phòng ngừa nếu được chủng ngừa đầy đủ. Vắc xin sởi rất an toàn, hiệu quả và tác dụng ngoại ý (nếu có) rất nhẹ.

Bệnh sởi khi không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Những biến chứng nguy hiểm do bệnh sởi gây ra là gì?
Bệnh sởi là 1 bệnh truyền nhiễm do siêu vi gây ra, có khả năng lây lan rất cao, đặc biệt với những trẻ không được chích ngừa trước đó.

Lây qua đường hô hấp. Virus sởi có trong hàng triệu hạt nước bọt li ti từ mũi và miệng của người bệnh mỗi khi họ ho hoặc hắt hơi. Bạn có thể dễ dàng bị lây nhiễm bệnh sởi khi hít thở phải các hạt nước bọt này.Các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh sởi?

Virus sởi phá huỷ lớp biểu mô niêm mạc và hệ thống miễn dịch, làm giảm lượng vitamin A, do đó bạn có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm khác.

Bội nhiễm: Viêm phổi, viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm tai giữa; Thần kinh: Viêm não sau sởi; Suy dinh dưỡng do ăn uống kiêng khem; Loét miệng.

Vì vậy, nếu không phát hiện được bệnh sớm và cách li thì khả năng lây nhiễm cho những người xung quanh rất cao, đồng thời các biến chứng của bệnh gây ra rất trầm trọng khiến trẻ diễn tiến nặng, thậm chi tử vong.

Bác sĩ Nguyễn Trần Nam khuyên rằng, phụ huynh nên đưa trẻ đến khám khi có những biểu hiện sốt cao liên tục, ho nhiều, thở mệt, nổi ban trên người và những dấu hiệu lừ đừ, tiêu chảy nhiều, ho nhiều, chảy mủ tai, ….

Biện pháp phòng ngừa mắc bệnh sởi hiệu quả nhất là tiêm vắc xin sởi.

Độ tuổi nào trẻ cần tiêm sởi và tiêm ở đâu? 

Phòng bệnh duy nhất có hiệu quả hiện nay là tiêm ngừa sởi với liều đầu tiên vào lúc 9 tháng tuổi và liều kế tiếp vào lúc 15 – 18 tháng. Hiệu quả bảo vệ trẻ khỏi bệnh sởi mũi đầu là 60 – 70% và sau mũi thứ 2 là > 95%.

Về tính an toàn của vắc xin sởi nói riêng và các vắc xin trong chương trình tiêm chủng quốc gia hiện nay là an toàn, rất ít tác dụng phụ.

Tuy nhiên vẫn có 1 số rất nhỏ có tác dụng phụ từ nhẹ đến nặng nhưng nếu so sánh với hiệu quả của vắc xin thì hiệu quả của vắc xin trên cộng đồng cao hơn rất nhiều.

Trong thực tế, sau tiêm chủng chỉ có một vài trường hợp xảy ra phản ứng nhẹ và rất hiếm gặp các trường hợp xảy ra phản ứng nặng.

Một số phản ứng nhẹ thông thường sau tiêm chủng có thể gặp là sốt nhẹ, phát ban, sưng và đau tại chỗ tiêm. Những phản ứng này là bình thường và sẽ biến mất trong vòng vài ngày sau tiêm mà không cần chăm sóc y tế.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Hủ tục nên bỏ

GD&TĐ - Lễ hội đâm trâu của người Ca Dong là một tập tục có từ ngàn xưa của những bộ tộc tựa lưng vào dãy Trường Sơn...