Trẻ em nghiện thuốc lá tại Indonesia chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt“

GD&TĐ - Trong căn nhà nhỏ ở Teluk Kemang Sungai Lilin thuộc Nam Sumatra (Indonesia), một cậu bé 8 tuổi lanh lợi ngồi nép sau mẹ. Có lẽ ít ai ngờ đó chính là Aldi Suganda (hay còn gọi là Aldi Rizal) - cậu bé 6 năm về trước “gây bão” trên truyền thông khắp thế giới bởi mới hơn 2 tuổi nhưng đã nghiện hút thuốc lá với 4 bao mỗi ngày.

Cậu bé Aldi Rizal (8 tuổi), ở Sumatra, Indonesia trưng tấm ảnh “nổi tiếng” của mình lúc 2 tuổi
Cậu bé Aldi Rizal (8 tuổi), ở Sumatra, Indonesia trưng tấm ảnh “nổi tiếng” của mình lúc 2 tuổi

“Nếu không hút thuốc, cháu thấy miệng rất chua và chóng mặt. Giờ cháu thấy vui hơn và hứng khởi hơn khi đã bỏ được thuốc lá”, Aldi Rizal tâm sự. Mẹ của Aldi Rizal, chị Diana nhớ lại, hồi đó con trai chị nếu không được hút hoặc không cho tiền đi mua thuốc lá, cậu ta nổi điên, tự đập đầu vào tường. Mỗi lần con dọa tự tử, chị lại mềm lòng.

Aldi là con út trong nhà nhưng khác với 2 anh trai mình, cậu bé bỗng dưng nhiễm thói quen hút thuốc lá từ rất sớm. Chị Diana cho biết, mỗi sáng đi chợ bán rau, chị cho Aldi đi cùng. Có thể những người dân quanh đó dạy thằng bé hút thuốc và nó dễ dàng xin được thuốc lá ở chợ. Điều này cũng không lạ bởi Indonesia có tỷ lệ nam giới cũng như số trẻ em hút thuốc lá cao nhất thế giới, với hơn 267.000 trẻ hút thuốc lá mỗi ngày.

Cai nghiện thuốc lá: Gian nan  

Hiện Aldi Rizal là một bé trai khỏe mạnh, học hành giỏi giang nhưng để có được ngày hôm nay, cậu bé phải mất nhiều năm điều trị cùng với nhà tâm lý học trẻ em hàng đầu, TS. Seto Mulyadi, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Bảo vệ Trẻ em Indonesia. TS. Seto Mulyadi cho rằng, khả năng thành công cao bởi Aldi còn ít tuổi, cơ thể và tinh thần đều đáp ứng nhanh. Aldi được kết hợp chạy, leo trèo và chơi trong khi từ từ giảm số lượng thuốc lá mà cậu ta hút mỗi ngày.

Tuy nhiên, quá trình điều trị rất căng thẳng, TS. Mulyadi đã phải đưa Aldi tới Thủ đô Jakarta vài tháng để luôn ở bên cậu bé mỗi ngày. Đáng nói là sau khi đã bỏ thuốc lá, Aldi chuyển sang thèm ăn và ăn quá mức dẫn đến béo phì. Cậu bé lại phải mất một thời gian giải quyết tình trạng “cuồng ăn” này mới ổn định.

Trong khi tỷ lệ người hút thuốc lá, đặc biệt là trẻ dưới 18 tuổi ở Indonesia không có dấu hiệu giảm, câu chuyện của Aldi có lẽ vẫn không thấm đến nhiều người, TS. Lily Sulistyowati, Giám đốc Cơ quan dự phòng và kiểm soát bệnh không lây nhiễm của Bộ Y tế Indonesia cho biết. “Tôi đặc biệt lo lắng cho số thanh thiếu niên lứa tuổi từ 15 đến 19”, bà Lily Sulistyowati nói.

 “Làn khói ma lực”: Khó thoát

Tình trạng hút thuốc lá quá phổ biến ở đây được cho là do thiếu kiểm soát trong quảng cáo thuốc lá, thực thi luật kém hiệu quả khiến cho việc mua bán khá thoải mái và giá thành rất rẻ. Các công ty thuốc lá vẫn tài trợ cho các sự kiện thể thao và âm nhạc lớn cũng như treo quảng cáo khắp các tòa nhà và gần đây là lĩnh vực truyền hình. Từ năm 2012, toàn bộ 34 tỉnh ở Indonesia có quy định cấm bán thuốc lá dạng cá nhân, nhưng thuốc lá vẫn được bày bán khắp nơi, các khu vực cấm hút thuốc nơi công cộng không nhiều.

Thêm vào đó, rào cản cuối cùng là chi phí thì người có thu nhập thấp ở đây cũng dễ dàng mua được khi một bao 12 điếu thuốc chỉ tốn 1 USD. Đáng chú ý, 181 quốc gia trên thế giới đã phê chuẩn Indonesia vẫn chưa tham gia trong khi hơn 217.000 người Indonesia chết vì các bệnh liên quan đến thuốc lá mỗi năm.

Trở lại với câu chuyện về Aldi, có một sự thật là trẻ em Indonesia đang phải đối mặt với “sự quyến rũ chết người” của làn khói thuốc, nhưng thế hệ trẻ vẫn chưa được quan tâm đúng mức. “Aldi đã rất may mắn vì trong trường hợp này, chúng tôi có được sự phản ứng nhanh từ phía Chính phủ và cộng đồng. Truyền thông địa phương và quốc tế khiến cho cậu ta có được sự chú ý hiếm hoi. Tuy nhiên, nhiều đứa trẻ khác không được may mắn như vậy”, TS. Seto Mulyadi nhận định.

Indonesia có tỷ lệ nam giới cũng như số trẻ em hút thuốc lá cao nhất thế giới, với hơn 267.000 trẻ hút thuốc lá mỗi ngày. Hơn 217.000 người Indonesia chết vì các bệnh liên quan đến thuốc lá mỗi năm.
Theo Theo Chinhphu.vn/ ANTĐ

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.

Đừng bỏ lỡ