Sự thật về tiêm chủng, tất cả các bậc cha mẹ nên đọc

Tiêm chủng là một trong những việc vô cùng quan trọng trong cuộc đời trẻ nhỏ. Tiêm chủng giúp tăng cường miễn dịch cho trẻ chống lại các vi trùng, vi rút gây bệnh. Nhưng bạn có chắc chắn rằng mình đã hiểu hết về việc tiêm chủng của con em mình?

Sự thật về tiêm chủng, tất cả các bậc cha mẹ nên đọc

- Viêm gan B là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất trên thế giới. Đó là lý do tại sao trẻ em ở hầu hết các quốc gia trên thế giới đều được tiêm phòng từ những tháng đầu đời.  

- Việc tiêm vắc xin phòng bệnh lao được loại bỏ tại Mỹ, Đức và Anh bởi nguy cơ lây nhiễm của bệnh này tại đây quá thấp.  

- Bệnh sởi được coi là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất trong lịch sử và nó đã cướp đi hàng triệu mạng sống. Vì vậy, ngày nay bệnh sởi gần như được tiêm chủng 100% bởi căn bệnh này vẫn đang có dấu hiệu lan rộng và có thể dẫn tới tử vong.  

- Nếu bạn thường xuyên đi du lịch cùng con thì nên nghiên cứu tiêm bổ sung những loại vắc xin thích ứng với môi trường bạn đang và sẽ tới du lịch.  

- Tiêm chủng  vắc xin không giúp bảo vệ 100% khỏi nhiễm bệnh. Có một số loại như  vắc xin chống viêm đa cơ và bệnh sởi giúp bạn bảo vệ gần như 100%, nhưng một số loại khác như  vắc xin chống bệnh ho gà được tạo ra để làm cho bệnh ít nghiêm trọng hơn và không có biến chứng.  

- Các nhà khoa học chứng minh rằng loại vắc xin nhiều thành phần gây căng thẳng cho hệ thống miễn dịch ít hơn so với vắc xin một thành phần.  

- Nhiều bậc cha mẹ không tiêm chủng  vắc xin cho con trong giai đoạn mới sinh, thay vào đó quyết định chờ đợi cho đến khi cơ thể bé con khỏe mạnh hơn. Một số bắt đầu tiêm chủng khi con của họ tròn một tuổi, số khác đợi đến 2 tuổi, một số thậm chí đợi đến khi con họ đến tuổi đi học. Tuy nhiên, điều này là sai lầm. Nguy cơ phản ứng khó lường với tiêm chủng  vắc xin tăng theo tuổi. Điều này đã được chứng minh bằng nghiên cứu và thống kê kỹ lưỡng.  

- Theo nghiên cứu khoa học và căn cứ trên lịch tiêm chủng của nhiều quốc gia, khoảng cách giữa các loại vắc xin khác nhau không ít hơn một hoặc đôi khi thậm chí 3 tháng.  

- Bất kì loại vắc xin nào sau khi tiêm cũng gây hiện tượng đau, sưng hoặc ngứa tại mũi tiêm, thậm chí còn gây sốt. Nhưng các mẹ đừng quá lo lắng bởi đây là những dấu hiệu bình thường và nó sẽ biến mất sau một thời gian ngắn.  

- Các globulin miễn dịch có trong sữa mẹ sẽ bảo vệ trẻ khỏi những căn bệnh nguy hiểm. Theo thời gian, các globulin miễn dịch của mẹ được xử lý và loại bỏ khỏi cơ thể của trẻ. Chúng nên được thay thế bằng các kháng thể mà cơ thể bé con tạo ra. Quá trình này xảy ra khi tiêm chủng giúp em bé vượt qua một căn bệnh ở thể yếu nhất của nó và tự tạo ra sự bảo vệ chống lại căn bệnh đó.  

- Các chuyên gia khuyên rằng sau khi tiêm chủng khoảng 5 ngày thì không nên cho trẻ ăn những thực phẩm mới lạ để tránh gây dị ứng.  

- Nếu sức khỏe của trẻ không bình thường hay có những tiền sử về dị ứng thì các bậc cha mẹ cần chủ động thông báo về tình trạng sức khỏe của con cho bác sĩ và đề nghị cán bộ y tế kiểm tra sức khỏe của con mình trước khi tiêm.  

- Hiện nay, Chương trình tiêm chủng mở rộng của Việt Nam thực hiện tiêm chủng miễn phí các vắc xin phòng ngừa 12 loại bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, bại liệt, viêm phổi/màng não mủ do vi khuẩn Hib, sởi, rubella, viêm não Nhật Bản, tả và thương hàn cho trẻ. 

Theo emdep.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

U23 Việt Nam được AFC ngợi khen sau chiến thắng ấn tượng trước Kuwait.

AFC khen ngợi tuyển U23 Việt Nam

GD&TĐ - Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) đăng tải bài viết nhận xét về kết quả màn so tài giữa U23 Việt Nam và U23 Kuwait.