Phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động

GD&TĐ - Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành kế hoạch về việc chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp đến năm 2020 với mục tiêu giảm ô nhiễm môi trường lao động, ngăn chặn tai nạn lao động và các bệnh nghề nghiệp khác.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo đó, ngành y tế có ít nhất một phòng khám bệnh nghề nghiệp đủ điều kiện theo quy định; Trên 80% người làm công tác y tế cơ sở được huấn luyện cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động; trên 80% người thuộc lực lượng sơ cấp cứu tại nơi làm việc được huấn luyện và cập nhật về sơ cấp cứu.

Với các doanh nghiệp, trên 70% doanh nghiệp lớn và 30% doanh nghiệp vừa và nhỏ có nguy cơ về bệnh nghề nghiệp thực hiện quan trắc môi trường lao động định kỳ hàng năm; Trên 50% người lao động làm việc tại cơ sở có yếu tố có hại được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; 100% người lao động bị tai nạn lao động, chẩn đoán bệnh nghề nghiệp hoặc các bệnh liên quan đến nghề nghiệp được sơ cấp cứu, điều trị phục hồi chức năng.

100% đơn vị, cơ sở lao động thực hiện lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động. Khám sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí việc làm, khám sức khỏe định kỳ và lập hồ sơ quản lý sức khỏe người lao động. 100% người lao động được trang bị các phương tiện bảo vệ cá nhân phương tiện cấp cứu, cứu hộ cần thiết để phòng ngừa, đối phó, ứng cứu sự cố và tai nạn lao động trong quá trình làm việc.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lửa cháy đổ dầu thêm

GD&TĐ - Tổng giá trị gói viện trợ mới nhất Mỹ dành cho Ukraine được Hạ viện nước này phê chuẩn hôm 20/4 vừa qua là 60,84 tỷ USD.