Món ăn thuốc từ phổi lợn

GD&TĐ - Trong y học cổ truyền, các bộ phận của lợn như: thịt, tiết, gan, phổi, thận,... có nhiều tác dụng chữa bệnh rất tốt. Trong bài viết này xin giới thiệu một số món ăn thuốc từ phổi lợn để bạn đọc tham khảo và áp dụng.

Món ăn thuốc từ phổi lợn

Phổi lợn còn gọi trư phế. Theo Đông y, phổi lợn vị nhạt, tính lạnh, không độc; vào phế, không độc. Có tác dụng làm mát phổi. Trị ho lao, giáng đờm hỏa, trừ hư nhiệt. Phổi lợn làm các món ăn thuốc hỗ trợ trị các bệnh sau:

Dùng cho người viêm khí phế quản mạn, ho tái lại dai dẳng lâu ngày:bài  Phổi lợn hầm đảng sâm bách hợp: phổi lợn 250g, đảng sâm 15g, bách hợp 30g. Tất cả cho vào nồi, thêm nước hầm nhừ, bỏ bã thuốc, thêm muối mắm, gia vị.

Phổi lợn hầm bạch cập, rượu trắng hỗ trợ trị viêm mủ màng phổi, áp-xe phổi.

Phổi lợn hầm bạch cập, rượu trắng hỗ trợ trị viêm mủ màng phổi, áp-xe phổi.

Dùng cho người viêm mủ màng phổi, áp-xe phổi: bài Bạch cập phổi lợn hầm rượu: bạch cập 30g, phổi lợn 1 cái thái lát làm sạch, rượu trắng lượng vừa đủ. Tất cả cho vào nồi, hầm chín, thêm gia vị ăn.

Dùng cho người bị tắc mũi, ngạt mũi, chảy nước mũi, đau đầu, quên lẫn, niêm mạc mũi sưng nề, có tiết dịch nhầy ít (các triệu trứng tắc ngạt sưng nề mũi lúc tăng lúc giảm):bài Canh tân di phổi lợn: phổi lợn 300-500g, tân di 10g, thương nhĩ tử 20g, bạch truật 15g, phục linh 15g. Phổi lợn rửa sạch thái lát, các dược liệu cho trong túi vải xô, cùng cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, nấu nhừ, bỏ túi bã dược liệu, thêm gia vị làm canh. Mỗi ngày ăn 1 lần, liên tục 5-10 ngày.

Dùng cho người bị viêm tắc tuyến lệ gây viêm khô kết mạc mắt: bài Phổi lợn hầm tang diệp huyền sâm: tang diệp 15g, huyền sâm 20g, phổi lợn 250g. Tang diệp, huyền sâm gói trong vải xô, phổi lợn rửa sạch thái lát, tất cả cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, thêm gia vị thích hợp hầm ăn. Đợt dùng liên tục 5-10 ngày.

    Dùng cho người bị lao phổi, giãn phế quản khái huyết rỉ rả không cầm: bài Phổi lợn hầm hạnh nhân qua lâu ô mai: qua lâu (cả đế cuộng) 50 quả, ô mai 50 quả, hạnh nhân 25 hạt. Qua lâu nướng trên chảo đất; ô mai tách bỏ hột, nướng khô; hạnh nhân bỏ vỏ và mầm. Tất cả cùng tán mịn. Mỗi lần dùng 3g cho vào 1 miếng phổi lợn khoảng 60-80g, nướng chín, để nguội ăn (nhai nuốt dần dần). Ngày 2 lần.

    Dùng cho bệnh nhân ho gà, ho khan từng cơn dài ngày: bài Hạnh nhân trư phế thang: phổi lợn 200g, hạnh nhân 10g, mật ong 100ml, gừng tươi 10g. Phổi lợn thái lát nấu với gừng và hạnh nhân trên bếp nhỏ lửa, ăn trong ngày,

    Chữa viêm phế quản: phổi lợn 200-300g, lá xương sông 100-200g. Nấu chín ăn trong ngày.

    Chữa viêm khí quản mạn tính: phổi lợn 200-300g, rau diếp cá 100g. Nấu chín, ăn trong ngày.

    Chữa ho, đau vùng ngực, khó thở: phổi lợn 200-300g, ý dĩ  100. Nấu kỹ, ăn trong ngày.

    Lưu ý:

    Phổi lợn màu hồng, sáng bóng, độ đàn hồi tốt thì mới là phổi tươi ngon.

    Muốn rửa phổi sạch, cần để nguyên lá phổi, đổ nước vào trong phổi theo mạch khí quản, xóc rửa phổi như rửa một cái chai, đổ đầy nước vào phổi rồi lại lắc bóp cho sạch nước.

    Hoặc thái phổi thành từng lát mỏng, đun sôi nước rồi chần phổi, chế biến theo nhu cầu.

    Theo Sức khỏe và đời sống

    Tin tiêu điểm

    Đừng bỏ lỡ

    Giáo viên Trường Tiểu học Lê Đình Chinh với sáng kiến tổ chức cho học sinh viết thư “điều con muốn nói” gửi đến ba, mẹ trong buổi họp sơ kết học kỳ I năm học 2023 - 2024. Ảnh: PV

    Chống 'sốc' cho giáo viên trẻ

    GD&TĐ - Không chỉ gặp khó khăn về phương pháp sư phạm, nhiều giáo viên trẻ còn hạn chế trong kỹ năng quản lý lớp học, tương tác với phụ huynh, học sinh…