Khung thời gian ngủ chuẩn khoa học của trẻ 0 - 18 tuổi

GD&TĐ - Thời gian ngủ hợp lý của một đứa trẻ cũng tùy thuộc vào từng cá nhân, nhưng để có một giấc ngủ đạt tiêu chuẩn khoa học thì vẫn có một số nguyên tắc chung sau về khung thời gian ngủ của trẻ.

Khung thời gian ngủ chuẩn khoa học của trẻ 0 - 18 tuổi

Dưới đây là khung thời gian ngủ chuẩn mà các nhà khoa học đưa ra:

Từ 1-4 tuần tuổi: 15 - 16 giờ mỗi ngày
Từ 1-4 tháng tuổi: 14 - 15 giờ mỗi ngày
Từ 4-12 tháng tuổi: 14 - 15 giờ mỗi ngày
Từ 1-3 tuổi: 12 - 14 giờ mỗi ngày
Từ 3-6 tuổi: 10 - 12 giờ mỗi ngày
Từ 7-12 tuổi: 10 - 11 giờ mỗi ngày
Từ 12-18 tuổi: 8 - 9 giờ mỗi ngày
Từ 12-18 tuổi: 8 - 9 giờ mỗi ngày

bảng ngủ chuẩn của bé, khung thời gian ngủ hợp lý của trẻ, giấc ngủ khoa học

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh cần ngủ nhiều, ngủ sâu. Mẹ không nên đánh thức, làm gián đoạn giấc ngủ của con khi cho rằng bé ngủ quá nhiều. Hãy để trẻ ngủ đủ giấc, khi bé thấy thoải mái, con sẽ tự thức dậy để ăn.

Trẻ sơ sinh lớn lên trong khi ngủ. Khi bé ngủ đủ, não bộ của bé tiết ra hormone tăng trưởng, giúp con cao lớn, khỏe mạnh, thông minh và ít bị nhiễm bệnh, sức đề kháng cũng được cải thiện đáng kể. Nếu bé ngủ ít có thể bị chậm lớn, hay cáu gắt, khóc lóc, chưa kể việc bé ngủ ít sẽ làm mẹ mệt mỏi vì không có thời gian nghỉ ngơi. Tuy nhiên, nếu bé ngủ quá nhiều cũng bị chậm tăng cân do bé ít ăn, ngủ nhiều khiến bé mệt mỏi, bú kém… Do đó trẻ rất cần được mẹ cân bằng và điều chỉnh giờ ngủ, nghỉ, cữ bú hợp lý.

Giấc ngủ với trẻ mẫu giáo

Giấc ngủ có vai trò quan trọng trong quá trình giao tiếp và học các kỹ năng đầu đời. Giấc ngủ ngon và việc ngủ đủ giấc (khoảng 10 - 12 giờ) sẽ giúp trẻ tập trung, ghi nhớ và tiếp thu, xử lý tình huống nhanh hơn so với các bé thiếu ngủ.
Các nghiên cứu cho thấy rằng các bé thiếu ngủ hay có khuynh hướng cáu gắt, gây gổ với bạn bè anh em hơn và tỏ ra khó bảo, hay chống đối với người lớn hơn và ngược lại. Việc này kéo dài gây ảnh hưởng tới việc giao tiếp của trẻ và việc tiếp thu các bài học ở trường...

Đối với học sinh tiểu học

Các bé ở độ tuổi này rất ham chơi và vui thích khám phá những điều mới lạ nên thường ngủ ít hơn và hay bỏ qua giấc ngủ trưa. Bé có thể tham gia các hoạt động thể chất rất tốt nhưng nếu không ngủ đủ giấc thì việc phát triển trí não sẽ chậm hơn và tiếp thu bài học sẽ không bằng các bạn khác.

Các nghiên cứu thực nghiệm cũng chứng minh rằng các trẻ ngủ ngon và ngủ đủ giấc thường tiếp thu từ vựng nhanh hơn và nhờ đó có vốn từ nhiều hơn so với các trẻ khác. Cũng chính vì vậy bao giờ kỹ năng giao tiếp của các bé này cũng tốt hơn, tính tình ôn hòa lễ phép và chăm chỉ ngoan ngoãn hơn.

Lưu ý với phòng ngủ của trẻ

- Mẹ hãy trang bị cho bé giường nệm êm, sạch sẽ, phòng ngủ thoáng mát
- Không đặt các thiết bị điện tử trong phòng bé
- Không để quá nhiều gấu bông, gối trên giường bé vì chúng có thể làm bé ngạt thở, hơn nữa chúng cũng chứa nhiều vi khuẩn, không tốt cho sức khỏe của bé.

Giúp trẻ sơ sinh ngủ ngoan:

- Dỗ bé ngủ khi thấy bé có dấu hiệu buồn ngủ (chớp mắt liên tục, lim dim, ngáp…)

- Dạy bé phân biệt ngày và đêm: Ban ngày mẹ hãy chơi với bé, nói chuyện và hát cho bé, để bé quen với tiếng ồn thông thường như tiếng tivi, máy giặt… Mẹ có thể đánh thức bé khi con bú chưa đủ. Vào ban đêm, mẹ hãy giữ yên lặng và nói nhỏ, “cắt đứt” mọi tiếng ồn thông thường như tivi, máy giặt, giữ phòng bé tối và yên tĩnh, không trò chuyện với bé nhiều. Mẹ nên làm điều này ngay khi bé được 2 tuần tuổi để giúp con phân biệt ngày và đêm.

Dạy con tự ngủ từ lúc sơ sinh

- Đặt bé xuống giường hay nôi vào giờ ngủ dù cho bé vẫn còn thức.
- Không đưa nôi, lắc hay cho bé ngậm ti giả vì sẽ hình thành thói quen xấu cho bé.
- Có thể hát ru, xoa đầu bé nhẹ nhàng.
- Không để bé ngủ trên tay mẹ vì sẽ hình thành thói quen không được bế thì bé không ngủ.
- Cần có thời gian biểu rõ ràng về giờ ngủ cho bé mỗi đêm và chính xác lặp đi lặp lại.

Theo Nld.com.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Giải pháp căn cơ

GD&TĐ - Giải pháp căn cơ vẫn là ưu tiên quỹ đất cho trường học, xây thêm trường...