Hôi miệng là biểu hiện của bệnh gì và cách khắc phục?

GD&TĐ - Bạn bị hôi miệng nên ngại nói chuyện, không tự tin khi giao tiếp? Hiểu rõ hôi miệng là biểu hiện của bệnh gì mới tìm ra cách khắc phục nhanh chóng và hiệu quả thực sự.

Hôi miệng là biểu hiện của nhiều bệnh lý phức tạp
Hôi miệng là biểu hiện của nhiều bệnh lý phức tạp

Theo nghiên cứu, trong khoang miệng tồn tại tới hơn 300 loại vi khuẩn khác nhau, bao bọc quanh chân răng, lưỡi và cuống họng. Thức ăn dư thừa tồn tại trong miệng 1-2 tiếng là có thể thể phân hủy ra 300 loại vi khuẩn và tạo ra mùi hôi.

Không chỉ do đồ ăn phân hủy gây ra mùi khó chịu, hôi miệng còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý khác.

Hôi miệng là biểu hiện của bệnh gì?

1. Bệnh lý tại khoang miệng

Theo các chuyên gia, 90% nguyên nhân gây hôi miệng là do các vấn đề nằm tại khoang miệng. Các vấn đề về bệnh lý tại khoang miệng như bệnh viêm nướu - nha chu, sâu răng, răng khôn mọc lệch, khô miệng,... cũng khiến hơi thở nồng mùi.

Bệnh nha chu

Bệnh nha chu là một trong những thủ phạm chính gây hôi miệng. Nguyên nhân hình thành nha chu chủ yếu do việc vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, mảng bám không được loại bỏ hoàn toàn, theo thời gian cứng lại, tạo thành vôi răng và khó có thể loại bỏ bằng cách đánh răng thông thường. Lâu dài, vôi răng có thể gây kích ứng nướu, tạo ra các lỗ nhỏ giữa khu vực răng và nướu, tạo điều kiện cho thức ăn, vi khuẩn và mảng bám răng tích tụ, gây hôi miệng.

Bệnh nha chu tích tụ mảng bám, gây viêm và hôi miệng
Bệnh nha chu tích tụ mảng bám, gây viêm và hôi miệng

Chứng khô miệng

Nước bọt có tác dụng làm sạch miệng. Nếu mắc phải chứng khô miệng, lượng nước bọt sẽ bị tiết ra hạn chế, khiến khoang miệng không được “rửa trôi” và gây ra mùi hôi khó chịu.

Sâu răng

Sâu răng không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra hôi miệng, nhưng nếu lỗ sâu lớn, thức ăn bị ứ đọng lại lâu ngày cũng có thể gây ra tình trạng hôi miệng. Tương tự thế với trường hợp trồng răng sứ hoặc làm cầu răng, răng giả... nếu không được vệ sinh đúng cách cũng có thể khiến thức ăn bám dính lại ở phần tiếp xúc giữa răng và nướu, tạo ra mùi hôi khó chịu.

Răng khôn mọc lệch

Việc vệ sinh răng miệng đối với trường hợp răng khôn mọc lệch thường khó hơn, bởi khi đánh răng, bàn chải khó có thể tiếp xúc được với những góc răng nghiêng, khiến lượng thức ăn lớn thường đọng ở đây, tạo ra lượng cao răng lớn, có thể gây viêm nhiễm, sâu răng và khiến miệng bị hôi.

Sâu răng, răng khôn mọc lệch khiến hơi thở nồng mùi
Sâu răng, răng khôn mọc lệch khiến hơi thở nồng mùi

2. Bệnh lý đường hô hấp

Bên cạnh các vấn đề tại khoang miệng, bệnh lý đường hô hấp cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng.

Viêm amidan

Nguyên nhân chính khiến bệnh viêm amidan gây hôi miệng là do khi bị bệnh này, vi khuẩn, virut thường xuyên xâm nhập vào hạch lympho ở hai bên cổ họng gây ra nhiễm trùng, sưng viêm, thậm chí là ứ mủ và tiết ra mùi hôi khó chịu.

Nếu bạn luôn cảm thấy đau đầu, đau tai, mất giọng, hôi miệng, vùng họng xuất hiện các nốt mủ trắng hoặc vàng, thì khả năng cao bạn đã bị viêm amidan.

Viêm xoang

Các chuyên gia lý giải cho tình trạng hôi miệng ở người bị viêm xoang là do các dịch mủ từ các hốc xoang chảy ra mũi và  tràn xuống đường thở, sẽ khiến cổ họng có nhiều đờm, nuốt thức ăn bị cản trở, dính trên niêm mạc họng, người bệnh bị ngạt mũi, và có xu hướng thở bằng miệng, bài tiết nước bọt giảm, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, phân hủy nhanh thức ăn, tạo thành chất bay hơi chứa lưu huỳnh và gây ra mùi hôi khó chịu trong khoang miệng.

Ngoài ra, các bệnh như nhiễm trùng đường hô hấp, polyp mũi, hội chứng chảy dịch sau mũi cũng gây ra tình trạng hôi miệng do chúng cũng thúc đẩy sự tích tụ của vi khuẩn, dị vật ở khu vực cổ họng giống như viêm xoang.

Dịch mủ chảy xuống cổ họng gây hôi miệng
Dịch mủ chảy xuống cổ họng gây hôi miệng

3. Bệnh trào ngược dạ dày

Nguyên nhân gây hôi miệng ở người bị trào ngược dạ dày là do dịch vị và thức ăn đang tiêu hóa dở bị trào ngược lên thực quản, hầu họng, tạo ra mùi khó chịu khi thở hoặc nói chuyện.

Nếu bạn có những biểu hiện như: hôi miệng, thường xuyên ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, đau tức ngực thượng vị, khó nuốt, nuốt cảm thấy vướng, khó chịu nhất là khi nằm, ngồi dậy giảm bớt thì có khả năng bạn bị trào ngược dạ dày. Bạn nên đi thăm khám sớm để được chẩn đoán bệnh kịp thời và có phương án điều trị phù hợp.

Dịch vị kèm thức ăn trào ngược lên thực quản gây hôi miệng
Dịch vị kèm thức ăn trào ngược lên thực quản gây hôi miệng

Bị hôi miệng cần khắc phục như thế nào?

Để hôi miệng không còn là nỗi ám ảnh, tìm hiểu rõ các nguyên nhân là điều rất quan trọng để can thiệp tận gốc.

Nếu mắc các bệnh lý đường hô hấp, dạ dày và răng miệng, người bệnh nên điều trị càng sớm càng tốt, tránh các biến chứng nguy hiểm.

Ngoài ra, để bảo vệ răng miệng và giúp hơi thở thơm tho hơn, mỗi người đều nên tạo lập thói quen chăm sóc răng miệng đúng cách:

  • Đánh răng đúng cách: Duy trì thói quen đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 2 phút sẽ giúp ngăn ngừa một số bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nướu, cao răng,... đồng thời còn giúp cho hơi thở thơm mát, răng trắng sáng tự nhiên.
  • Sử dụng chỉ nha khoa: Để loại bỏ những mảng bám trong kẽ răng mà bàn chải đánh răng không thể quét tới, các nha sĩ thường khuyên mọi người sử dụng chỉ nha khoa. Do có đường kính nhỏ nên khi sử dụng sẽ không gây tổn thương tới nướu răng, mà còn giúp loại bỏ hoàn toàn các mảnh vụn thức ăn thừa sót lại, hạn chế hình thành mảng bám, răng sâu.
  • Vệ sinh lưỡi sạch sẽ: Lưỡi là nơi chứa nhiều vi khuẩn nhất ở trong miệng mà mọi người thường bỏ quên. Để vệ sinh lưỡi, bạn có thể sử dụng bàn chải đánh răng chà nhẹ mặt trên của lưỡi để loại bỏ lớp trắng bám tại đây. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng dụng cụ cạo lưỡi chuyên dụng, tuy nhiên nếu sử dụng loại này, bạn nên thực hiện cạo lưỡi trước khi đánh răng, để có thể làm sạch răng miệng một cách tốt nhất.
  • Hạn chế thực phẩm gây mùi, nhiều chất bột đường: Nếu bị hôi miệng thường xuyên, bạn nên loại bỏ các loại thực phẩm gây mùi như hành, tỏi, sầu riêng, củ cải, đồ muối chua, thức ăn cay nóng. Món ăn có nhiều chất bột đường cũng nên hạn chế vì chúng bám dính trên răng, là thức ăn cho vi khuẩn phát triển. Uống đủ nước cũng giúp làm sạch răng miệng và ngăn ngừa chứng hôi miệng.
  • Lấy cao răng định kỳ: Đây là cách giúp loại bỏ các mảng bám trên răng, giúp chân răng được bảo vệ, đồng thời giúp loại bỏ tác nhân gây hôi miệng.
  • Sử dụng Nước ngậm răng miệng thảo dược: Để giúp hơi thở thơm tho, khử mùi hôi hiệu quả, bạn có thể sử dụng nước ngậm răng miệng chiết xuất từ thảo dược. Với 100% thành phần thảo dược thiên nhiên, nên nước ngậm răng miệng an toàn, không chứa cồn, không gây kích ứng miệng và không làm bào mòn răng như các loại nước súc miệng thông thường.

Bên cạnh đó, nước ngậm răng miệng thảo dược cũng giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện, hỗ trợ làm sạch cao răng, ngăn ngừa các bệnh răng miệng như: viêm lợi do sâu răng, viêm chân răng, giảm đau nhức răng, nhiệt miệng, răng nhạy cảm,...

Lưu ý khi dùng loại Nước ngậm răng miệng cần có thời gian ngậm trong miệng lâu hơn (khoảng 5 phút) để các hoạt chất có thể phát huy công dụng một cách tối ưu.

NƯỚC NGẬM RĂNG MIỆNG NHẤT NHẤT

hôi miệng là biểu hiện của bệnh gì

Thành phần:

Huyền sâm, Cam thảo nam, Lá lấu, Xuyên tiêu, Natri benzoate, Nước tinh khiết vừa đủ.

Quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ 120ml.

Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT

Thông tin chi tiết xem tại: https://nhatnhat.com/nuoc-ngam-rang-mieng-nhat-nhat.html

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ