Điều kỳ lạ ở những vùng đất các cô gái vẫn bị khám trinh tiết

Bị bạn trai mới gặp cưỡng hiếp, cô gái Afghanistan đi báo cảnh sát nhưng cuối cùng chính cô lại bị giam vì tội mất trinh.

Điều kỳ lạ ở những vùng đất các cô gái vẫn bị khám trinh tiết

Tại Afghanistan, có một nhà tù dành cho các cô gái không còn trinh trắng. Hầu hết trong số họ đều ở tuổi teen. Thay vì tận hưởng những năm tháng đẹp nhất tuổi xuân, họ lại bị giam trong ngục tối, sống chung với chuột và gián. Họ thậm chí sẽ bị cả những nhân viên coi ngục và nam tù nhân tấn công.

Lý do đẩy những cô gái này vào tù rất đơn giản: họ không vượt qua được "vòng kiểm tra trinh tiết". Một trong những cô gái đó tên Bahara,18 tuổi, nhớ lại: "Tôi bị cưỡng hiếp và đi báo cảnh sát. Thay vì điều tra, họ lại dẫn tôi đi kiểm tra trinh tiết. Tôi cầu xin họ đừng làm vậy nhưng chẳng ai bận tâm.

Tôi tưởng ít nhất bác sĩ sẽ đưa mình tới một nơi riêng tư để thăm khám nhưng không, xung quanh có rất nhiều người và ai nấy đầu chằm chặp nhìn vào tôi".

Theo Guardian, cô gái đã phải vào tù đó sẽ bị kỳ thị vì sự "nhơ bẩn" suốt quãng đời còn lại. Bahara khao khát tự do, nhưng cô cũng sợ những gì chờ mình ngoài kia, khi chuyện vào tù vì tội mất trinh của cô đã phá hỏng danh tiếng của gia đình.

Hàng ngàn cô gái, từ 12 tới 21 tuổi, ở Afghanistan từng bị tống giam vì tội vi phạm đạo đức khi không vượt qua được màn kiểm tra trinh tiết. Trong hình, một cô gái giơ bảng phản đối tập tục này: Kiểm tra trinh tiết là sự lăng mạ phẩm cách phụ nữ. Ảnh: Conversationsabouther.

Hàng ngàn cô gái, từ 12 tới 21 tuổi, ở Afghanistan từng bị tống giam vì tội "vi phạm đạo đức" khi không vượt qua được màn kiểm tra trinh tiết.

Trong hình, một cô gái giơ bảng phản đối tập tục này: "Kiểm tra trinh tiết là sự lăng mạ phẩm cách phụ nữ". Ảnh: Conversationsabouther.

Có thể bạn nghĩ chuyện này thật kinh khủng, sao còn tồn tại trong thời đại ngày nay, nhưng không riêng gì ở Afghanistan, ít nhất có tới 20 quốc gia trên thế giới vẫn thực hiện việc "kiểm tra trinh tiết".

Tại Uthukela, Nam Phi, người ta sẽ cấp học bổng cho các thiếu nữ đồng ý kiểm tra trinh tiết để chứng minh bản thân trong trắng. 

Theo AP, người đứng đầu địa phương này nói rằng, học bổng nhằm khuyến khích sinh viên nữ giữ mình, tập trung vào học hành và tránh xa tình dục. Những người được nhận học bổng sẽ phải cung cấp bằng chứng thông qua các cuộc kiểm tra trinh tiết định kỳ. Người vi phạm sẽ bị cắt học bổng.

Tại Nepal, vẫn tồn tại phong tục chọn các "Kumari" - trinh nữ, làm thần sống. Người được chọn phải là những bé gái đáp ứng được các tiêu chuẩn nghiêm ngặt như lông mi dày rậm như lông mi bò, giọng nói thanh như tiếng vịt, đùi như đùi nai.

Việc tuyển chọn Kumari đã tồn tại hàng trăm năm và có quy định khắt khe. Các bé gái này sẽ được thay thế khi đến tuổi dậy thì. 

Các cô gái Indonesia muốn tham gia lực lượng quân đội hay cảnh sát phải trải qua màn kiểm tra trinh tiết. Ảnh: CNN.

Các cô gái Indonesia muốn tham gia lực lượng quân đội hay cảnh sát phải trải qua màn kiểm tra trinh tiết. Ảnh: CNN.

Ở Indonesia, nếu một cô gái muốn vào quân đội hay trở thành cảnh sát thì cũng phải trải qua màn kiểm tra "cái ngàn vàng". Theo ABC News, đa số những người thực hiện việc kiểm tra là nam giới. Theo đại diện lực lượng cảnh sát, họ làm điều này vì muốn chỉ những cô gái ngoan ngoãn mới được đứng trong đội ngũ của mình.

Ở một vùng hẻo lánh của Trung Quốc cũng vẫn duy trì tục "khám trinh nữ". Nhiều cô gái trước khi lấy chồng được gia đình đưa tới bệnh viện để xem có còn trinh nguyên hay không.

Đa số phụ nữ được kiểm tra trinh tiết bằng cách dùng tay, dù cách này đã được chứng minh là thô bạo và cho kết quả không hoàn toàn chính xác. Thậm chí ở một số nơi, chị em còn phải sử dụng phần dưới cơ thể để làm vỡ trứng nhằm chứng minh vùng kín của vẫn còn "hẹp" và chưa từng được sử dụng. 

Những trò thử thách, kiểm tra này đơn giản là sự thiếu tôn trọng đối với phụ nữ khi người ta coi màng trinh là biểu tượng cho sự trong trắng và giá trị của người phụ nữ. 

Theo vnexpress

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.

Đừng bỏ lỡ