Dấu hiệu trầm cảm ở trẻ vị thành niên

Theo đánh giá trầm cảm và các rối loạn tâm thần khác trên toàn cầu, hơn 2/3 số vụ tử sát trên toàn cầu là ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. 

Dấu hiệu trầm cảm ở trẻ vị thành niên

Trầm cảm là một yếu tố góp phần chính gây nên các vụ tự tử. Tình trạng này không chỉ xảy ra ở người lớn và người già mà thậm chí còn xảy ra ở cả trẻ nhỏ và vị thành niên.

Trầm cảm ở độ tuổi vị thành niên khá phổ biến. Các bậc phụ huynh cần nhận biết những dấu hiệu trầm cảm ở con để tiếp cận giúp đỡ, tránh để cho trẻ tự đánh mất đi sự sống.

Dưới đây là những dấu hiệu trầm cảm ở trẻ vị thành niên phụ huynh không nên bỏ qua:

1.Không quan tâm tới các hoạt động yêu ích

Đây là dấu hiệu báo động đầu tiên cho thấy trẻ có những thay đổi về tâm trạng.

2. Rối loạn giấc ngủ

Ngủ quá nhiều hoặc quá ít đều có thể là dấu hiệu trầm cảm ở tuổi vị thành niên. Yếu tố khác phụ huynh nên nhận thấy cùng với những thay đổi mô hình giấc ngủ là trẻ có thể làm trái với những hoạt động thường ngày của mình.

3.Thiếu tương tác xã hội

Nếu trẻ vốn thân thiện, vui vẻ và hướng ngoại bỗng thu mình dưới một lớp vỏ, đó có thể là dấu hiệu trẻ đang phải chịu đựng trầm cảm.

4.Nói về tự sát

Một đứa trẻ khỏe mạnh và tâm lý ổn định sẽ không nói về tự sát. Nhưng nếu trẻ bắt đầu trở nên quá tò mò về tự sát, bắt đầu tìm kiếm các chủ đề, bài báo về tự sát. Bạn không nên bỏ qua dấu hiệu này. Hãy nói chuyện với con bạn về lý do tìm kiếm thông tin về tự sát. Bạn có thể nhờ chuyên gia tư vấn về điều này.

5. Thay đổi thói quen ăn uống

Thói quen ăn uống có liên quan nhiều đến trạng thái tâm lý của bạn. Điều này cũng đúng với trẻ vị thành niên. Vì vậy, nếu con bạn ăn quá nhiều hoặc quá ít, bạn nên chú ý. Thay đổi thói quen ăn uống có thể do con bạn có những thay đổi tâm trạng mà bạn cần lưu tâm.

6. Xuống hạng

Nếu trẻ bắt đầu sa sút về lực học cùng với những thay đổi về chế độ ăn, ngủ thì có thể do trẻ đang trải qua những biến đổi tâm lý sâu sắc. Đây là có thể là dấu hiệu của trầm cảm.

7.Quá nhạy cảm

Trẻ vị thành niên bị trầm cảm thường có tâm trạng quá nhạy cảm. Điều này thể hiện khi hội thoại cùng cha mẹ, ở những câu nói mang tính hờn dỗi như “bố mẹ không yêu con”, “bố mẹ không có thời gian dành cho con”. Đây có thể là một dấu hiệu đáng báo động.

8.Thay đổi tâm trạng

Khó chịu, buồn bã, hiếu động, cô đơn, hạnh phúc thái quá là một số cảm xúc trẻ sẽ phải đối mặt khi bị trầm cảm.

Theo suckhoedoisong.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức năm 2024. Ảnh: VNU-HCM

Trường ĐH KHXH&NV TPHCM tuyển mới 3 ngành

GD&TĐ - Kinh doanh thương mại Hàn Quốc, Quốc tế học và Nghệ thuật học lần đầu được Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TPHCM tuyển sinh.