Chlamydia gây bệnh mắt hột

Trong các bệnh lây truyền qua đường tình dục, Chlamydia trachomatis là loại để lại nỗi ám ảnh: đó là bệnh hột xoài và bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu; bên cạnh đó là bệnh mắt hột gây nhiều biến chứng, thậm chí là gây mù lòa.

Chlamydia trachomatis
Chlamydia trachomatis

Chlamydia trachomatis có nhiều týp huyết thanh khác nhau và tùy theo týp huyết thanh mà khả năng gây bệnh của chúng cũng khác nhau như: týp L1- L2- L3 gây bệnh hột xoài, có tên khoa học là bệnh Nicolas-Favre; týp D và K gây viêm đường tiết niệu; týp A, B, Ba và C gây bệnh mắt hột. Ngoài ra, chlamydia trachomatis còn gây nên một số bệnh khác cho cả người lớn và trẻ sơ sinh.

Đây là loại vi khuẩn mà trước đây người ta xếp vào họ virút vì một số đặc điểm sinh học của chúng: có kích thước rất nhỏ bé, không nuôi cấy được trên môi trường nhân tạo thông thường như các vi khuẩn khác, mà chỉ nuôi cấy trên môi trường nuôi giống như virút.

, do chlamydia Trachomatis, týp A, B, Ba và C; tùy theo thể bệnh nhẹ hay nặng mà có những biểu hiện khác nhau, từ không có triệu chứng đến có dấu hiệu nặng nề, kéo dài dai dẳng, nhiều biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến mù lòa.

Bệnh hột xoài

Bệnh mắt hột.

Bệnh biểu hiện đa dạng với các triệu chứng như: ngứa mắt, cảm giác vướng như có hạt bụi trong mắt, đau nhẹ, cộm xốn trong mắt; xem báo, đọc sách hay sử dụng máy vi tính nhanh mỏi mắt, nhất là buổi chiều.

Ở thể nhẹ hay gọi là mắt hột đơn thuần, tổn thương chỉ xuất hiện ở lớp biểu mô kết mạc, bệnh nhân không có triệu chứng gì, hoặc chỉ ngứa mắt, xốn mắt, mỏi mắt, đôi khi hay chảy nước mắt, nhiều bệnh nhân không biết, không điều trị. Bệnh có thể tự khỏi do thói quen sinh hoạt giữ vệ sinh sạch và không bị tái nhiễm, không để lại di chứng và không gây mù. 

Đối với thể nặng tổn thương xâm nhập xuống cả những lớp sâu bên dưới của kết mạc mắt, có thể gây các biến chứng như: lông quặm, lông siêu, sẹo giác mạc, nguy hiểm nhất là dẫn đến mù lòa, bệnh trầm trọng, nặng nề và kéo dài, không thể tự khỏi nếu không được điều trị tốt. Bệnh nhân bị mắt hột thường có biến chứng như: trụi lông mi, mắt ướt, bờ mi đỏ mà dân gian gọi là mắt toét.

Về điều trị, thường dùng Erythromycin 250mg uống 4 viên/ngày x 3 tuần hay Zithromax (Azythromycin) dùng cho bệnh mắt hột hoạt tính. Azythromycin là một kháng sinh tương tự như erythromycin nhưng tốt hơn do khả năng thâm nhập mạnh vào các mô tế bào, đậm độ thuốc tập trung cao và kéo dài với liều dùng duy nhất đúng 1 lần/năm.

Theo Sức khỏe & Đời sống

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ