Các bệnh nhân ngộ độc pate Minh Chay vẫn tiên lượng nặng, thuốc giải độc gần 200 triệu/liều

GD&TĐ - Tính đến thời điểm này, các bệnh nhân ngộ độc vi khuẩn Clostridium botulinum vẫn tiên lượng nặng. Trong đó, một trường hợp có thể phải thở máy từ 2 – 10 tháng nữa.

Các bệnh nhân ngộ độc pate Minh Chay vẫn tiên lượng nặng, thuốc giải độc gần 200 triệu/liều

Sáng 31/8, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, 2 bệnh nhân ngộ độc vi khuẩn Clostridium botulinum sau khi dùng sản phẩm Pate Minh Chay, đang điều trị tại bệnh viện đang có tình trạng rất nặng.

Thông tin trên Vietnamnet, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên cho biết: Các bệnh nhân là cặp vợ chồng cao tuổi (68 -70 tuổi) trú tại Hà Nội. Khai thác bệnh sử, họ đều sử dụng thực phẩm Pate Minh Chay mua trên mạng vào tháng 7. Khi ăn lọ pate thứ nhất thấy bình thường, nhưng đến lọ thứ 2 lại thấy có mùi khác thường.

Sau lần ăn cuối cùng vào khoảng cuối tháng 7, sang đến đầu tháng 8, cả hai bệnh nhân đều có biểu hiện đau họng, khó nuốt, sụt mi, khó nuốt, yếu chân tay, khó thở. Sau đó, họ được đưa tới cấp cứu tại Bệnh viện lão khoa Trung ương trước khi chuyển sang Bệnh viện Bạch Mai ngày 18/8.

ThS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc cho biết: “Thời điểm vừa nhập viện, ông T. liệt hoàn toàn các cơ từ đầu đến chân, không thở được, phải phục thuộc vào máy thở. Trong khi đó, người vợ nhẹ hơn, bị liệt toàn bộ các cơ, không thể tự ngồi dậy, ho khạc kém, không thể tự ăn, nguy cơ suy hô hấp”.

Ngay khi xác định bệnh nhân ngộ độc vi khuẩn Clostridium botulinum, các bác sĩ đã tiến hành điều trị cấp cứu hồi sức; thực hiện các biện pháp giải độc.

Bác sĩ Nguyên thông tin, đến nay các bệnh nhân vẫn tiên lượng nặng. Riêng người chồng có thể phải thở máy từ 2 – 10 tháng nữa, trong quá trình thở máy có thể xảy ra biến chứng.

“Các trường hợp ngộ độc botulinum rất hiếm ở nước ta. Đặc điểm của botulinum là rất độc với thần kinh, gây liệt toàn bộ các cơ, liệt kéo dài. Trong trường hợp nặng, bệnh nhân phải thở máy trung bình nhiều tháng, và mất nhiều tháng tiếp theo để có thể hồi phục” – bác sĩ Nguyên cho hay.

Cũng theo bác sĩ Nguyên, để có thuốc cấp cứu kịp thời cho 2 bệnh nhân nặng, Bệnh viện Bạch Mai đã phải cấp tốc gửi công văn lên Bộ Y tế, đồng thời liên hệ các Trung tâm Chống độc tại Thái Lan, Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam và Thái Lan.

Bác sĩ Nguyên chia sẻ: “Loại thuốc giải độc botulinum rất hiếm, những loại thuốc như vậy được gọi là “thuốc mồ côi”. Chỉ được lưu giữ ở một số kho dự trữ quốc gia. Bệnh viện, Bộ Y tế, WHO đã phải làm việc rất gấp rút để có thể đưa được 2 lọ thuốc giải độc từ một Trung tâm Chống độc của Thái Lan về Việt Nam trong 10 ngày”.

Được biết, 2 lọ thuốc giải độc mang tên Botulism antitoxin heptavalent, được vận chuyển bằng đường hàng không từ Thái Lan về Việt Nam vào ngày 29/8 và được sử dụng ngay cho 2 bệnh nhân. Giá bán của mỗi lọ thuốc này tại Thái Lan lên đến 8000 USD (khoảng 190 triệu đồng).

Ngoài 2 bệnh nhân nặng nói trên, Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai còn tiếp nhận 4 bệnh nhân khác tới kiểm tra sau khi sử dụng sản phẩm Pate Minh Chay. Những người này đều bị yếu mỏi cơ, các chức năng sống ổn định, khó vận động nặng và được chỉ định điều trị ngoại trú.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lửa cháy đổ dầu thêm

GD&TĐ - Tổng giá trị gói viện trợ mới nhất Mỹ dành cho Ukraine được Hạ viện nước này phê chuẩn hôm 20/4 vừa qua là 60,84 tỷ USD.