5 bí quyết giúp bé khỏe mạnh mùa đông

GD&TĐ - Vào mỗi mùa đông, các phụ huynh lại thấy mình đang sống trong “thế giới” của những cơn ho, hắt hơi và sụt sịt. Trong khi đó, đại dịch Covid-19 càng làm tăng thêm căng thẳng ở mỗi gia đình.

Ngủ không đủ giấc là một trong những nguyên nhân khiến trẻ dễ cảm lạnh và cúm. Ảnh minh họa.
Ngủ không đủ giấc là một trong những nguyên nhân khiến trẻ dễ cảm lạnh và cúm. Ảnh minh họa.

 Do đó, các chuyên gia y tế dự phòng đã chia sẻ “bí quyết” giúp gia đình luôn khỏe mạnh với 5 lời khuyên.

Tiêm phòng cúm

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) và Học viện Nhi khoa Mỹ (AAP) khuyến nghị, tất cả trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên nên tiêm ngừa cúm. Đặc biệt, thời gian tốt nhất để tiêm phòng là vào cuối tháng 10. Mặc dù có thể không hiệu quả 100%, nhưng các nghiên cứu gần đây cho thấy, tiêm phòng cúm có thể làm giảm khoảng 50% - 60% nguy cơ mắc bệnh suy nhược của một người.

Tiêm phòng cúm cũng có thể khiến các triệu chứng của một người nhẹ hơn nếu họ bị cúm. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát. 

Rửa tay nhiều lần trong ngày

Một nghiên cứu được thực hiện trên các nữ sinh tại Công viên Grosse Pointe, Michigan, cho thấy, việc dành ít nhất 4 lần nghỉ để rửa tay mỗi ngày sẽ giảm số ngày ốm trung bình của học sinh. Điều này đặc biệt hiệu quả đối với những vi khuẩn gây bệnh tiêu hoá. Cũng theo nghiên cứu, những nữ sinh thường xuyên rửa tay giảm hơn 1/2 nguy cơ vắng mặt do các bệnh như tiêu chảy.

CDC Mỹ cho biết, tắm bằng xà phòng và nước (ở bất kỳ nhiệt độ nào. Nghiên cứu cho thấy nước ấm không có tác dụng tốt hơn lạnh), sau đó kỳ cọ trong ít nhất 20 giây, là cách tốt nhất để loại bỏ vi trùng. Một biện pháp hiệu quả khác là rửa tay với chất khử trùng có chứa ít nhất 60% cồn.

Duy trì giờ đi ngủ 

Giấc ngủ là nền tảng tạo nên hệ miễn dịch khỏe mạnh. Và, cách tốt nhất để các thành viên trong gia đình có được giấc ngủ mà họ cần là thiết lập giờ đi ngủ và tuân thủ nhất quán. 

Cố vấn phụ huynh Judith Owens - Giám đốc Trung tâm Rối loạn giấc ngủ trẻ em tại Bệnh viện Nhi Boston cho biết: “Có rất nhiều bằng chứng cho thấy, chìa khóa của hệ miễn dịch khoẻ mạnh không chỉ là ngủ đủ giấc, mà còn phải giữ cho lịch trình nhất quán. Bạn có thể thức và ngủ muộn hơn nửa giờ vào cuối tuần. Tuy nhiên, nếu thời gian đi ngủ hoặc thức dậy thay đổi hơn một giờ, điều đó có thể ảnh hưởng đến nhịp sinh học.

Vậy, giấc ngủ quan trọng như thế nào? Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Sleep vào tháng 9/2009 cho thấy, những người ngủ ít hơn hoặc bằng 6 giờ mỗi đêm có nguy cơ bị cảm lạnh sau khi tiếp xúc cao gấp 4 lần. Trẻ em thậm chí cần được nghỉ ngơi nhiều hơn, khoảng từ 8 - 14 tiếng mỗi đêm, tùy thuộc vào độ tuổi.

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Béo phì đi đôi với chứng viêm mãn tính. Trong đó, một số hóa chất miễn dịch nhất định liên tục tăng lên trong cơ thể thay vì chỉ khi cần thiết để chống lại nhiễm trùng. Melina Jampolis - bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng và là tác giả của “The Doctor on Demand Diet” cho biết, trạng thái cảnh báo mức độ thấp liên tục này có thể khiến hệ miễn dịch hoạt động kém hiệu quả hơn. 

Tuy nhiên, việc ăn nhiều chất xơ hơn (có trong trái cây tươi, rau và ngũ cốc) có thể giúp giảm viêm trong cơ thể. Và, điều đó cho phép hệ miễn dịch của mọi người hoạt động tốt hơn. John Stracks - Trợ lý giáo sư lâm sàng về y học gia đình và cộng đồng tại Trường Y Feinberg thuộc Đại học Northwestern, cho biết: Cắt giảm lượng đường cũng có thể hữu ích. 

“Đường làm cho mức insulin tăng đột biến. Và, insulin cao làm tăng tình trạng viêm nhiễm. Tuân thủ một chế độ ăn uống lành mạnh thậm chí có thể giúp việc tiêm phòng cúm hoạt động tốt hơn. Nghiên cứu trên Tạp chí Quốc tế về Béo phì cho thấy, những người béo phì có phản ứng miễn dịch với vắc-xin cúm giảm so với người có thể trạng bình thường”, ông Stracks  giải thích.

Uống các chất bổ sung phù hợp

Tiến sĩ Jampolis dẫn chứng, một số chuyên gia khuyến cáo, cha mẹ nên cho trẻ ăn các thực phẩm chứa vitamin D (có trong nhiều loại vitamin tổng hợp dành cho trẻ em), vitamin C (nguồn tốt nhất là một số loại trái cây và rau quả, bao gồm cam, bưởi, ớt chuông và cải xoăn), và sử dụng chế phẩm sinh học.

Ngày càng có nhiều bằng chứng về tầm quan trọng của vitamin D trong việc ngừa cảm lạnh và cúm. Khi không hấp thu đủ lượng vitamin D cần thiết từ thực phẩm và ánh sáng mặt trời, mọi người có thể bị ung thư da. Do đó, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến nghị, tất cả trẻ em nên bổ sung ít nhất 0,01 mg vitamin D mỗi ngày, bắt đầu từ giai đoạn sơ sinh. 

Vitamin C từ lâu đã được coi là “chiến binh” chống lại cảm lạnh và cúm. Chuyên gia y học tích hợp Tieraona Low Dog - Giám đốc nghiên cứu của Học viện Y tế & Sức khỏe Tích hợp ở La Jolla (California) cho biết,  vitamin C không phải là một “viên đạn” thần kỳ.

Tuy nhiên, các thử nghiệm phòng chống cảm lạnh đã cho thấy một số lợi ích của vitamin C. Do đó, nữ chuyên gia này khuyến cáo, nếu không đủ vitamin C từ chế độ ăn, người trưởng thành có thể uống 200mg vitamin C hai lần một ngày trong mùa lạnh và cúm. Trong khi đó, trẻ sẽ cần được sự tư vấn từ bác sĩ để có liều lượng vitamin C phù hợp.

Các chế phẩm (Probiotics) cũng là yếu tố quan trọng giúp trẻ ngừa cảm lạnh và cúm. Các vi khuẩn có lợi giúp đường tiêu hóa khỏe mạnh, giảm viêm. Từ đó, giúp hệ miễn dịch phản ứng thích hợp với các loại virus như cảm lạnh thông thường. 
Theo Parents

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Xoay chuyển tình thế

Thế giới
GD&TĐ - Ứng viên Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa Donald Trump đang trên đường đua để trở lại Nhà Trắng trong bối cảnh những cáo buộc pháp lý bủa vây ông.

Đừng bỏ lỡ

Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky

Ông Zelensky tiếp tục giục Mỹ

GD&TĐ - Tổng thống Ukraine tiếp tục giục Mỹ nhanh chóng chuyển gói viện trợ quân sự mới cho nước này trong bối cảnh Nga ngày càng tăng cường các cuộc tấn công.