3 tỷ đồng điều trị cho 30 năm tồn tại

GD&TĐ -  Chi phí điều trị trung bình cho một bệnh nhân Thalassemia thể nặng từ khi sinh ra tới 30 tuổi hết khoảng 3 tỷ đồng. Mỗi năm cần có trên 2 nghìn tỷ đồng để tất cả bệnh nhân có thể được điều trị (tối thiểu). Gánh nặng về y tế và kinh tế lớn như vậy, nhưng hiện nay nhận thức của cộng đồng, kể cả của bệnh nhân và cán bộ y tế về bệnh này còn mờ nhạt.

Với nhiều bệnh nhân Thalassemia, bệnh viện chính là nhà
Với nhiều bệnh nhân Thalassemia, bệnh viện chính là nhà

Thalassemia hay còn gọi là tan máu bẩm sinh, là bệnh di truyền. Ước tính có 7% dân số thế giới mang gen bệnh, với khoảng 300.000 – 500.000 trẻ sinh ra bị bệnh mức độ nặng. Đông Nam Á là khu vực có tỷ lệ người bị bệnh và mang gen bệnh cao trên thế giới.

Để không có thêm em bé mắc bệnh Thalassemia chào đời, phòng bệnh là biện pháp kiểm soát hiệu quả nhất thông qua các xét nghiệm sàng lọc, phát hiện gen bệnh trong gian đoạn tiền hôn nhân và tiền thai sản.

Vấn đề then chốt nữa là xây dựng và triển khai chương trình Thalassemia quốc gia nhằm kiểm soát bệnh, khống chế sự phát triển của nguồn gen bệnh, hạn chế trẻ em sinh ra bị bệnh, cải thiện chất lượng sống cho người bệnh và nâng cao chất lượng dân số Việt Nam.

TS.BS Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương

Tại Việt Nam, theo kết quả khảo sát năm 2017 về tình trạng mang gen bệnh Thalassemia, cả nước có trên 12 triệu người mang gen bệnh. Người bị bệnh và mang gen bệnh, ở tất cả các tỉnh/thành phố, các dân tộc.

Nhiều người mang gen bệnh lại không tầm soát trước khi kết hôn dẫn đến mỗi năm có thêm 8.000 trẻ em sinh ra bị bệnh Thalassemia, trong đó có khoảng 2.000 trẻ bị bệnh mức độ nặng và khoảng 800 trẻ không thể ra đời do phù thai. Bên cạnh đó, xấp xỉ 20.000 người bị Thalassemia cần phải điều trị cả đời.

Dù chi phí điều trị tốn kém nhưng chất lượng sống của  người bệnh còn thấp. Phần lớn người bệnh trong tình trạng chậm phát triển thể lực và trí tuệ, tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể như suy tim, suy gan, suy tuyến nội tiết. Người bệnh không đủ điều kiện về sức khỏe nên không được học hành đầy đủ (47% bệnh nhân chỉ học đến cấp 2, 45,5% bệnh nhân không có nghề nghiệp phải sống phụ thuộc). 84,6% bệnh nhân bị mặc cảm về bệnh tật. Tâm lý, tình cảm gia đình của bệnh nhân cũng bị ảnh hưởng nặng nề (9,8% bố mẹ bệnh nhân ly hôn vì lý do con bị bệnh, 14,2% bệnh nhân không được gia đình quan tâm).

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Xoay chuyển tình thế

Thế giới
GD&TĐ - Ứng viên Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa Donald Trump đang trên đường đua để trở lại Nhà Trắng trong bối cảnh những cáo buộc pháp lý bủa vây ông.

Đừng bỏ lỡ

Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky

Ông Zelensky tiếp tục giục Mỹ

GD&TĐ - Tổng thống Ukraine tiếp tục giục Mỹ nhanh chóng chuyển gói viện trợ quân sự mới cho nước này trong bối cảnh Nga ngày càng tăng cường các cuộc tấn công.