12 thói quen trong cuộc sống là tác nhân gây ung thư

GD&TĐ - Những thói quen rất nhỏ hàng ngày không ngờ lại trở thành những nguyên nhân gây ung thư nguy hiểm. Nếu nắm bắt từ sớm các thói quen gây ra ung thư thì bạn có thể kịp thời phòng tránh ngay từ bây giờ.

12 thói quen trong cuộc sống là tác nhân gây ung thư

Uống nước ngọt. Lượng đường trong soda, trà, trà chanh… khi đi vào cơ thể dễ làm tăng nồng độ đường trong máu, tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung. Mặt khác, lượng đường dư thừa còn khiến bạn dễ đối diện với chứng béo phì, một nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú, thực quản, thận, tuyến tụy, túi mật và buồng trứng.

Đồ uống chứa cồn. Nghiên cứu chứng minh thường xuyên thưởng thức đồ uống chứa cồn làm tăng khả năng mắc ung thư. Cụ thể, phụ nữ uống từ 2-5 ly rượu làm tăng 1,5 lần nguy cơ mắc ung thư so với đối tượng không đả động rượu bia. 

Sử dụng thực phẩm đóng hộp

Mặc dù sự tiện lợi của thực phẩm đóng hộp là không thể chối cãi nhưng chúng cũng khá nguy hiểm.

Hút chân không trong các hộp kim loại được lót bằng một lớp phủ bằng nhựa chính là thủ phạm. Lớp lót bằng nhựa Bisphenol A có thể dẫn đến sự mất cân bằng hormone và biến đổi di truyền. Điều này làm cho thực phẩm đóng hộp trở thành một trong những nguyên nhân gây ung thư, đặc biệt là ung thư vú.

Dùng kem chống nắng

Nhận thức về nguy cơ ung thư da và lão hóa sớm do tiếp xúc với tia UV từ mặt trời đã làm gia tăng thói quen sử dụng kem chống nắng. Tuy nhiên, Zinc oxide - một thành phần phổ biến trong kem chống nắng lại có thể phá hỏng ADN, góp phần vào sự phát triển của các tế bào ung thư.

Lạm dụng mỹ phẩm

Một số hóa chất có trong mỹ phẩm như benzophenone-3 cũng như các chất gây ung thư khác bao gồm formaldehyde, benzen, toluene và 1,4 dioxane sẽ được cơ thể hấp thu và điều này có thể dẫn đến ung thư da nếu dùng quá mức.

Hương thơm được sử dụng trong các sản phẩm này đặc biệt đáng nghi ngờ khi các nhà sản xuất không bao giờ chia sẻ công thức ra ngoài. Ngay cả những sản phẩm được khẳng định là tự nhiên hoặc hữu cơ đều không thể chắc chắn về độ an toàn.

Ăn thức ăn bị cháy

Thịt, cá nướng hơi cháy có thể tạo ra sự hấp dẫn thị giác cũng như hương vị nhưng chúng lại có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, trực tràng và tụy. Khi các loại thực phẩm chứa nhiều protein bị đốt cháy, các axít amin tạo ra protein sẽ chuyển hóa thành độc tố heterocyclic amines (HCA), được biết đến là các chất gây ung thư nguy hiểm nhất.

Tiếp xúc với khói xe

Tỷ lệ ung thư phổi cao hơn ở những người hàng ngày tiếp xúc với khói diesel đã khiến Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) cảnh báo việc sử dụng nhiên liệu này. Động cơ diesel có chứa một lượng cao các hạt được biết đến là nguyên nhân gây ra bệnh hen suyễn và ung thư phổi.

Không chỉ có dầu diesel mà tất cả các loại sản phẩm từ nhiên liệu hóa thạch bao gồm cả xăng đều có chứa một số chất ung thư. Thông qua quá trình chưng cất, chúng sẽ được tách ra từ dầu thô ở nhiệt độ khác nhau. Sự khác biệt chính nằm ở quá trình đốt cháy bên trong động cơ. Ngoài các hạt bụi không khí, tất cả các loại nhiên liệu này đều thải ra cacbon monoxit và hydrocarbon độc hại, bao gồm benzen.

Benzen vốn là một chất gây tổn hại cho tủy xương, nơi sản xuất ra các tế bào máu. Phơi nhiễm lâu dài với hóa chất này liên quan đến một số loại ung thư máu.

Dùng thuốc tránh thai

Tuy góp phần giảm tỷ lệ ung thư buồng trứng và ung thư nội mạc tử cung nhưng thuốc tránh thai lại có liên quan tới tăng nguy cơ ung thư vú, ung thư cổ tử cung và ung thư gan.

Thức khuya vào ban đêm

Bạn có biết rằng, thói quen thức khuya có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt... Do việc thức khuya sẽ làm thay đổi đồng hồ sinh học của bạn, thậm chí ánh sáng đèn còn làm hỏng quá trình hình thành melatonin của cơ thể vào ban đêm. Trong khi đó, đây lại là chất bảo vệ chức năng miễn dịch quan trọng của cơ thể nên nếu không có nó sẽ dễ làm tăng lượng bạch cầu bên trong.

Thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi

Những người hay tức giận, mệt mỏi sẽ khiến nội tiết và hệ thống miễn dịch của bạn phấn khích, thậm chí càng căng thẳng hơn. Và đây chính là một nguyên nhân phổ biển dẫn đến bệnh ung thư vú và ung thư buồng trứng. Thế nên, bạn cần bắt đầu thay đổi thói quen này và hạn chế căng thẳng trong cuộc sống để giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư.

Nhịn đi tiểu

Dù là tiểu tiện hay đại tiện thì bạn cũng không nên nhịn quá lâu, vì thói quen này sẽ làm tích tụ phân cũng như nước tiểu trong cơ thể. Thế nhưng, phân chứa hydro sunfua, skatole, chất chuyển hóa cholesterol và các chất gây ung thư khác. Do đó, nếu tích lũy trong ruột suốt một thời gian dài thì chúng sẽ tái hấp thu và kích thích niêm mạc ruột trong cơ thể, từ đó làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng.

Ngồi nhiều không vận động

Số lượng các tế bào miễn dịch sẽ tăng lên khi mức độ hoạt động tăng, còn nếu ít vận động thì các tế bào miễn dịch sẽ giảm xuống, từ đó làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh ung thư. Nếu bạn ngồi quá nhiều mà không đứng dậy vận động, đi lại trong ngày thì còn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày, ung thư tuyến tiền liệt. Vậy nên, trong khoảng thời gian làm việc thì bạn cứ cách khoảng 45 phút nên đứng dậy hoạt động chân tay chứ không nên ngồi quá lâu trong ngày.

Theo khoevadep

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Truy lùng quốc tế

GD&TĐ - Nga đang triển khai chiến dịch truy lùng ráo riết tại một số nước để bắt các nghi phạm liên quan vụ khủng bố đẫm máu tại Moscow.