Sự thật té ngửa sau câu chuyện cô gái bỏ bạn trai chỉ vì mâm cỗ nông thôn

Hóa ra, mọi chuyện không hoàn toàn quá tệ như chúng ta vẫn nghĩ.

Sự thật té ngửa sau câu chuyện cô gái bỏ bạn trai chỉ vì mâm cỗ nông thôn

Một trong những câu chuyện lan truyền mạnh mẽ nhất trong dịp Tết Bính Thân vừa qua là trường hợp của một tiểu thư gia đình khá giả ở Thượng Hải đột ngột bỏ rơi bạn trai sau khi được thết đãi bữa cơm ra mắt ở quê Giang Tây của anh này.

Theo đó, câu tình huống được đưa ra là vì cô gái cảm thấy quá bất ngờ trước sự nghèo nàn và đạm bạc mà gia đình nhà trai đã dành cho cô. Cư dân mạng cứ thế là tròn xoe mắt và các anh hùng bàn phím lại ngay lập tức nhảy vào cuộc, phần đông đều cho rằng cô gái này “chảnh” quá sức tưởng tượng.

Tuy nhiên, mới đây, tờ Shanghaiist đã đưa ra một thông tin cho rằng, câu chuyện nói trên là hoàn toàn sai sự thật và được thêu dệt một cách cố ý. Theo đó, chủ nhân thực sự của bức ảnh không hề ngầm ý như mọi người đã biết, cô này không đến từ Thượng Hải và cũng chưa từng “ngao du” về ra mắt bạn trai ở Giang Tây.

Thay vào đó, toàn bộ kịch bản trớ trêu nói trên đã được dựng lên bởi một cô gái khác tên là Xu. Do nghỉ Tết quá rảnh rỗi nên Xu đã lấy ảnh này trên mạng và “biên kịch” ra một câu chuyện hết sức gay cấn. Tất nhiên, đến báo chí còn tin những gì cô ấy nói bởi chuyện tình ấy quá đa mang. Hai người quen nhau, vượt qua rào cản phản đối giàu nghèo của gia đình nhà gái nhưng cuối cùng lại chia tay chỉ vì một bữa cơm.

mạng xã hội
Bữa cơm tai tiếng đã được mượn lại để thêu dệt lên một câu chuyện ngoài sức tưởng tượng của nhiều người.

Phải nói rằng, mạng xã hội ngày nay đã cho con người ta quá nhiều ảo tưởng và sự cả tin. Một cô gái chỉ vì buồn rỗi đã nghĩ ra câu chuyện khiến bao người bức xúc. Có cảm giác như nó đã động chạm đến cả một tầng lớp những con người không có điều kiện kinh tế khá giả.

Nếu đây là sự thật, cho dù mọi người có mắng chửi cô gái đến thế nào cũng đáng nhưng thực chất đằng sau đó lại là những lời nói dối thì sự việc lại càng nghiêm trọng hơn. Một người dùng weibo bình luận: “Kẻ giả mạo này cần phải bị trừng phạt khi đã làm lãng phí thời gian của quá nhiều người”, người khác lại cho biết: “Hãy dành thời gian mà làm những việc khác có ích hơn đi chứ đừng có ngồi đó và phụ thuộc hoàn toàn vào internet như thế nữa”.
Rõ ràng, đối với nhiều người, việc câu chuyện nói trên là có thật hay không giờ đây cũng chẳng còn quan trọng nữa bởi nó đã đánh vào tiềm thức rằng bản thân những người dùng mạng. Họ đã quá bị ảnh hưởng bởi cái gọi là sự phân biệt giàu nghèo một cách thái quá. Cuối cùng, chúng ta nhận ra rằng, interner thực ra cũng không quá tệ khi có lúc chẳng hề dung túng thói "sống ảo" mà không sớm thì muộn, nó sẽ chỉ ra đâu là sự thật một cách dễ dàng.
Theo Afamily

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ