Sử dụng nhiên liệu sinh học là xu hướng tất yếu

GD&TĐ - Ngày 13/9, tại TPHCM, Bộ Công Thương và Hội đồng Hạt cốc Hoa Kỳ tổ chức “Hội nghị tuyên truyền về phát triển và sử dụng nhiên liệu sinh học”.

Sử dụng nhiên liệu sinh học là xu hướng tất yếu

Theo ông Nguyễn Lộc An, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), xăng sinh học đã được sử dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia. Cho đến nay có khoảng 60 quốc gia trên thế giới sử dụng nhiên liệu sinh học.

Mỹ cũng là nước tiêu thụ ethanol (để pha chế nhiên liệu sinh học) lớn nhất với khoảng 60% tổng sản lượng của thế giới. Hiện nay, một số nước lớn đã bắt buộc sử dụng xăng sinh học như Australia, New Zealand, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil... Ngay tại khu vực Đông Nam Á, Philippines, Thái Lan là 2 quốc gia đi đầu trong việc sử dụng xăng sinh học từ hơn 10 năm nay. Việt Nam cũng đã phổ biến sử dụng xăng sinh học trên toàn quốc từ năm 2018.

Ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, Chính phủ Việt Nam rất quan tâm tới việc phát triển nhiên liệu sinh học với mục tiêu thay thế một phần nhiên liệu hóa thạch truyền thống, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường.

Theo đó, từ ngày 1/1/2018, xăng sinh học E5 RON 92 được đưa vào sử dụng rộng rãi trên cả nước, góp phần thực hiện tốt cam kết của Chính phủ với quốc tế về giảm khí thải nhà kính.

Trong 6 tháng đầu năm 2018, lượng tiêu thụ xăng E5 đạt khoảng 1,78 triệu m3, chiếm tỷ trọng hơn 40% tổng lượng xăng tiêu thụ trên cả nước. Như vậy, trong 6 tháng qua, lượng xăng E5 tiêu thụ nội địa đã tăng hơn 31% so với năm 2017. Theo nhận định của Vụ Thị trường trong nước, mức tiêu thụ trên cho thấy nhiều tín hiệu khả quan về sức tiêu thụ xăng E5.

Tại hội nghị, nhiều chuyên gia nhận định, việc sử dụng nhiên liệu sinh học là xu hướng tất yếu nhằm bảo vệ môi trường, giảm khí thải nhà kính, nâng cao đời sống người dân.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giáo viên Trường Tiểu học Lê Đình Chinh với sáng kiến tổ chức cho học sinh viết thư “điều con muốn nói” gửi đến ba, mẹ trong buổi họp sơ kết học kỳ I năm học 2023 - 2024. Ảnh: PV

Chống 'sốc' cho giáo viên trẻ

GD&TĐ - Không chỉ gặp khó khăn về phương pháp sư phạm, nhiều giáo viên trẻ còn hạn chế trong kỹ năng quản lý lớp học, tương tác với phụ huynh, học sinh…