Sự đồng hành của cha mẹ góp phần giúp con sớm thích nghi

GD&TĐ - Theo lộ trình mà Bộ GD&ĐT đưa ra mới đây, năm học 2020 - 2021, cùng với học sinh trên cả nước, khối lớp 1 tại bậc Tiểu học sẽ chính thức học theo Chương trình GDPT mới. Đến năm học 2024 - 2025, chương trình GDPT mới sẽ phủ kín các khối lớp còn lại của bậc học này.

 Sự đồng hành của cha mẹ góp phần giúp con sớm thích nghi

Chương trình GDPT mới bậc Tiểu học: Thời lượng không quá 35 phút mỗi tiết

Theo công bố của Bộ GD&ĐT, chỉ còn một năm nữa các em học sinh sẽ bắt đầu với Chương trình GDPT mới theo quy định của Bộ. Theo đó, chương trình giáo dục bậc Tiểu học có một số thay đổi đáng chú ý. Điểm thay đổi đầu tiên có thể kể đến là về danh sách môn học. Môn Tiếng Anh sẽ được chính thức đưa vào làm quen từ lớp 1. Bên cạnh đó, bộ môn Kỹ thuật trước đây sẽ được thay thế bằng một môn học mới - Tin học và Công nghệ.

Điểm đáng chú ý tiếp theo là sự thay đổi về thời lượng học tập trên lớp. Theo khung chương trình mới, với 11 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, Chương trình giáo dục bậc Tiểu học được thiết kế giãn ra 2 buổi/ngày, mỗi ngày không quá 7 tiết và mỗi tiết không quá 35 phút (các trường chưa đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày sẽ có hướng dẫn riêng của Bộ GD&ĐT).

Theo khung chương trình mới, học sinh bậc Tiểu học sẽ học 2.838 giờ, tăng lên gần 500 giờ học so với chương trình cũ (2.353 giờ). Nhiều phụ huynh tỏ ra băn khoăn, bởi theo định hướng, Chương trình GDPT mới sẽ giảm tải nhưng trên thực tế số giờ học của bậc học này lại tăng cao đột biến.

Lý giải về điều này, GS. Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên Chương trình Giáo dục phổ thông mới cho biết với cách sắp xếp thời gian học mới, học sinh sẽ học 9 buổi/tuần thay vì 5 buổi/tuần trước đây. Tuy nhiên, thời lượng mỗi buổi học trung bình chỉ còn 1,8 giờ/lớp/buổi, ít hơn hẳn so với 2,7 giờ/lớp/buổi của chương trình giáo dục hiện hành. Do đó, mặc dù số lượng giờ học tăng lên nhưng sức ép học tập lại giảm xuống.

Rõ ràng, với cách phân bổ thời gian học tập này, học sinh sẽ có thêm thời gian cho việc tham gia các hoạt động thực hành, rèn luyện thân thể, sinh hoạt văn hóa - nghệ thuật, thực hành kỹ năng sống, vui chơi... Đồng thời, việc giãn cách thời gian học cũng tạo điều kiện thuận lợi để học sinh có thể chủ động tự tìm tòi, khám phá kiến thức một cách tự do, không gò bó.

Để trẻ thích nghi chương trình GDPT mới: Chỉ mình giáo viên chưa đủ

Theo như phân tích của GS. Nguyễn Minh Thuyết, cách bố trí thời gian giãn cách trong Chương trình mới sẽ tạo ra những tích cực nhất định, tạo tiền đề cho sự phát triển toàn diện của học sinh. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là với thời lượng cho mỗi tiết học rút ngắn còn không quá 35 phút như trên, liệu học sinh có thể nắm bắt hoặc hiểu sâu được kiến thức ngay tại lớp hay không.

Thầy Bùi Minh Mẫn, giáo viên bộ môn Toán, Hệ thống Giáo dục HOCMAI cho rằng, việc Chương trình GDPT mới quy định thời lượng mỗi tiết học không quá 35 phút/tiết sẽ không ảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến thức của học sinh bởi lẽ, trước khi đưa vào áp dụng, Bộ GD&ĐT đã tính toán kỹ lưỡng nhằm đảm bảo chất và lượng kiến thức mà học sinh có thể tiếp nhận được theo đúng khung chuẩn kiến thức đưa ra.

Thực tế, điều quan trọng nằm ở giáo viên, bởi theo chủ trương thực hiện Chương trình GDPT mới, giáo viên được quyền chủ động phân bổ thời gian dạy học và lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với mỗi nội dung, mỗi đối tượng và hoàn cảnh cụ thể. Do đó, mỗi giáo viên sẽ có thể xây dựng một kế hoạch giáo án và cách dạy học khác nhau.

Tuy nhiên, ở cương vị là một giáo viên, đồng thời cũng là một phụ huynh có con trong độ tuổi Tiểu học, thầy Mẫn cho rằng, để học sinh sớm thích nghi với Chương trình GDPT mới, chỉ mình vai trò của giáo viên thôi là chưa đủ.

“Ngoài định hướng, gợi mở kiến thức từ thầy cô thì học sinh rất cần có sự đồng hành của cha mẹ để thích nghi với sự thay đổi của chương trình mới. Điều này đặc biệt quan trọng với các con ở độ tuổi Tiểu học vì các con chưa có được sự tự giác và khả năng tự học. Nếu cha mẹ kết hợp cùng thầy cô rèn được cho con tính chủ động trong việc học thì những thay đổi chương trình mới không quá đáng lo” - thầy Mẫn chia sẻ thêm.

Chị Minh Hương, phụ huynh có con đang lớp 3 tại Nghĩa Tân, Hà Nội cho biết, để chuẩn bị tinh thần và nền tảng kiến thức cho con trước Chương trình GDPT mới sắp tới, ngay từ hè này chị đã cho tham gia một khóa học trực tuyến nhằm củng cố và trang bị kiến thức cho con vững vàng hơn.

“Là người làm về CNTT nên mình rất chuộng các sản phẩm công nghệ, đặc biệt là sản phẩm giáo dục áp dụng công nghệ. Chính vì vậy, mình thường xuyên tìm cho con các khóa học trực tuyến, một hình thức học tập đang phát triển rộng rãi hiện nay. Dịp hè này, mình chọn cho con khóa Học Tốt của Hệ thống Giáo dục HOCMAI để con có thể ôn tập, trau dồi kiến thức hàng ngày; đồng thời chuẩn bị hành trang trước khi bước vào năm học mới.” - chị Hương chia sẻ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ