Stress vì con khóc đêm: Hãy làm theo bài viết này và điều kì diệu sẽ đến

Đã bao giờ bạn cảm thấy mình là một bà mẹ tồi vì không thể kiểm soát những cơn mè nheo của con? Và những nghiên cứu dưới đây sẽ cho bạn hiểu rõ hơn và có thể đưa ra quyết định hợp lý nhất.

Stress vì con khóc đêm: Hãy làm theo bài viết này và điều kì diệu sẽ đến

Làm thế nào để kiểm soát việc trẻ khóc?

Về cơ bản, nguyên tắc của việc này là: Nếu không nhận được sự chú ý của cha mẹ thì trẻ sẽ ngừng khóc.

Con sẽ chỉ càng khóc nháo hơn nếu bạn quá chú ý đến. Hãy thử không phản ứng với cơn khóc của con vào giờ ngủ ít nhất là 3 đêm, dù con có khóc nhiều và lâu đến như thế nào. Con sẽ biết rằng việc con khóc không được chú ý và sẽ ngừng khóc thôi.

Nhưng cũng có thể việc kiểm soát này chỉ hiệu quả trong vài đêm, và một đêm nào đó, trẻ lại khóc tiếp. Hãy tiếp tục kiểm soát việc này quyết liệt hơn.

Hãy duy trì liên tục

Trước khi bạn bắt đầu kiểm soát việc trẻ khóc thì bạn cần phải xác định rằng bạn có thể sẽ phải duy trì việc này liên tục hay không. Có đến 60-70% các bậc phụ huynh không sẵn sàng để thực hiện hay thậm chí là thử làm việc này hoặc làm nhưng lại bỏ cuộc giữa chừng.

Lợi ích của việc kiểm soát con trẻ khóc đêm

Kiểm soát được việc trẻ khóc trong đêm sẽ cải thiện được giấc ngủ của cả bạn và trẻ. Nó khiến giấc ngủ của cha mẹ liền mạch hơn và làm cho giờ đi ngủ của trẻ ổn định hơn chỉ trong vòng 1 tuần. Việc này làm cho trẻ cảm thấy thoải mái hơn khi đi vào giấc ngủ.

Kết quả này đã được tổng hợp lại từ nhiều trường hợp và trung bình có hơn một nửa là rất thành công, số ít hơn là tương đối thành công và chỉ có một vài trường hợp không thành công. Kết quả này không bao gồm những trường hợp không theo đến cùng.

Stress vi con khoc dem: Hay lam theo bai viet nay va dieu ki dieu se den - Anh 1

Liệu cách này có làm hại đến trẻ không?

Hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng việc kiểm soát trẻ khóc không nên thực hiện đối với những trẻ dưới 6 tháng tuổi. Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi, việc làm này không mang lại tác hại gì đáng kể.

Điều quan trọng của việc kiểm soát này là đòi hỏi cha mẹ phải không được đáp ứng lời mè nheo của con.

Băn khoăn về việc khóc đêm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tâm lý của trẻ là một trong số những lý do mà việc dỗ dành trẻ khi khóc được nhiều người lựa chọn hơn là việc mặc kệ cho trẻ khóc.

Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây cho thấy, trẻ có thể bị căng thẳng trong khi đang được dỗ dành. Đáng ngạc nhiên hơn, mức căng thẳng này ở trẻ vẫn còn cao sau khi trẻ đã nín và đi ngủ.

Có nên dỗ bé nín khóc hay không?

Cuối cùng, nếu bạn nghĩ bạn có kiên nhẫn để làm đến cùng việc dỗ bé thì nó sẽ rất hiệu quả và không có tác hại xấu nào cả.

Nếu bạn không nghĩ rằng mình có thể theo đến cùng thì bạn có thể chờ đợi một vài tuần để làm quen với tiếng khóc của bé và rất nhiều cách khác nữa. Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh, hãy lựa chọn cách tốt nhất cho bạn và gia đình.

Theo Phụ Nữ TP.HCM

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

PGS.TS Đỗ Duy Cường thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi. Ảnh: BVCC

Gia tăng bệnh sởi ở người lớn

GD&TĐ - Gần đây, số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng trên phạm vi nhiều tỉnh, thành phố, đặc biệt ở những nơi đông dân cư.