Sở GD&ĐT Ninh Thuận lưu ý bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số Raglai cho công viên chức

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Theo đó, yêu cầu mỗi lớp học không vượt quá 45 học viên/lớp.

Thời lượng chương trình 450 tiết với 24 tiết/tuần; số tuần thực học là 19 tuần (khoảng 5 tháng)

Việc đánh giá kết quả học tập của học viên được thực hiện theo các phương thức sau: Đánh giá thường xuyên (trong mỗi giờ lên lớp); đánh giá định kỳ (cuối mỗi bài, cụm bài,.. .) và đánh giá cuối khóa.

Với kiểm tra thường xuyên, cứ sau 2 chủ đề bài học thì tổ chức kiểm tra một lần lấy điểm hệ số 1; số lượng bài kiểm tra là 5 bài.

Người học dự kiểm tra hoàn thành chương trình tiếng dân tộc thiểu số, đảm bảo các điều kiện sau:

Đạt điểm trung bình trong các kỳ kiểm tra thường xuyên đạt 5,0 trở lên, không có bài kiểm tra nào dưới 2.0 điểm; Không nghỉ học quá 20% số tiết so với tổng số tiết của chương trình.

Người học phải tham dự kiểm tra bốn nội dung: Viết, đọc hiểu, nghe hiểu và hội thoại. Tổng thời gian kiểm tra là 90 phút cho 4 kỹ năng (không tính phần kỹ năng hội thoại).

Trong đó, kỹ năng nghe hiểu: 15 phút (kiểm tra theo hình thức điền khuyết để hoàn thành bài hội thoại); kỹ năng hội thoại, mỗi thí sinh từ 5 phút đến 7 phút (hội thoại với giáo viên theo chủ đề); kỹ năng viết 45 phút (thực hiện bài viết theo hình thức tự luận, khoảng từ 100 đến 150 từ theo chủ đề); kỹ năng đọc hiểu: 30 phút (theo hình thức trắc nghiệm; đọc đoạn văn và chọn câu trả lời đúng).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ