Ăn cháo giải cảm
Khi bị cảm lạnh, người bệnh nên ăn cháo giải cảm, sẽ nhanh vã mồ hôi và mau phục hồi sức khỏe.
Lưu ý sau khi uống nước gừng, đánh gió, ăn cháo hành giải cảm hoặc xông giải cảm cơ thể sẽ vã nhiều mồ hôi. Khi đó nên tránh ra gió, vì lúc đó các lỗ chân lông đang mở rộng gió nhập vào, không tốt cho người bệnh.
Các cách này sẽ giúp chúng ta trị cảm lạnh khi bệnh vừa bắt đầu. Tuy nhiên, nếu các dấu hiệu trên không thuyên giảm, các bạn nên đến gặp bác sĩ để được kê đơn thuốc phù hợp.
Đặc biệt, khi có các biểu hiện như nói líu nhíu, thở chậm bất thường, da lạnh tái, mất phối hợp vận động, mệt mỏi, ngủ lịm, rét run khi đang sốt cao… nghĩa là bạn đã bị cảm nặng. Chúng mình cần được nhập viện ngay để được điều trị một cách nhanh chóng nhất.
Dùng rau cúc tần
Theo y học cổ truyền, cúc tần có vị đắng, cay, thơm, tính ấm. Cúc tần có tác dụng hạ nhiệt, giảm đau, được dùng chữa cảm mạo, sốt không ra mồ hôi, cơ thể đau nhức. Hái lá và cành non đem về rửa sạch, sau đó đun lên lấy nước uống, hoặc đun lên để xông. Khi uống vào mồ hôi ra đầm đìa là được hoặc dùng 8-16 g dạng hoàn, tán.
Người bệnh cảm sốt không ra mồ hôi, nhức đầu có thể lấy 20g lá cúc tần tươi, 10g lá sả một phần, 10g lá chanh đem nấu với nước, uống khi còn nóng. Cho thêm nước vào phần bã đun sôi, dùng để xông cho ra mồ hôi để giảm sốt, giải cảm.
Uống nước gừng
Khi dầm mưa, nếu thấy ớn lạnh dọc xương sống, nhức đầu, mệt mỏi uể oải, sợ lạnh, đầy bụng, có khi đi tiêu phân lỏng, có sốt nhẹ, có thể hạ đường huyết, bủn rủn chân tay, toát mồ hôi, chân không đứng vững... có thể đun nước gừng tươi để uống.
Công thức gồm: 1 củ gừng tươi 15-20g, rửa sạch, thái lát, đổ 100 ml nước đun sôi 20 phút, thêm đường và uống nóng. Ngoài ra, bạn cũng có thể đánh gió bằng gừng tươi giã nhỏ, trộn với tóc rối, bọc vào miếng vải thưa, đánh gió (xuôi từ trên xuống và tránh các hạch bạch huyết ở mang tai, nách, háng, bên trong khuỷu tay, khoeo chân) sẽ nhanh giải cảm.