Sẽ giảm dần lãi suất huy động tiền gửi

Sẽ giảm dần lãi suất huy động tiền gửi

(GD&TD)-Đó là  thông tin mà Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Đồng Tiến cho biết tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11 diễn ra chiều 1/12 trước yêu cầu của Chính phủ là Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cần xem xét giảm lãi suất trong thời gian tới.

Lãi suất huy độngt iền gưiur
Lãi suất huy động tiền gửi có thể giảm trong thời gian tới (ảnh MH)

Theo đó, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết, Chính phủ đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) xem xét giảm lãi suất vì đây là một trong hai phương án nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. "Chính phủ nhận thấy mặt bằng lãi suất cao, doanh nghiệp khó tiếp cận, nếu có tiếp cận được thì cũng rất khó để sản xuất kinh doanh có lãi".
 
Theo Bộ trưởng, từ tháng 8 tới nay, chỉ số CPI đã thấp hơn 1%. Nếu tiếp tục thì lãi suất huy động và lãi suất cho vay cũng phải được điều chỉnh mức thích hợp.
 
Trước  thông tin cho rằng NHNN sẽ giảm trần lãi suất huy động VNĐ từ 14%/năm xuống 12%/năm, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Đồng Tiến cho biết, hiện lạm phát có xu hướng tăng chậm lại, mục tiêu đặt ra cho năm tới là lạm phát một con số là cơ sở để điều hành lãi suất theo hướng giảm dần. "Tuy nhiên, giảm lãi suất ở bao nhiêu thời điểm, mức độ bao nhiêu còn phải cân nhắc thận trọng vì phải xem xét mức giảm giá cả có bền vững hay không" Phó Thống đốc cho biết..
 
Bên cạnh đó,  việc giảm lãi suất phải đảm bảo ở mức lãi suất đó, lợi ích của người gửi tiền vẫn được đảm bảo và ngân hàng vẫn có thể huy động được vốn.
 
Phó Thống đốc khẳng định, chính sách tiền tệ sắp tới vẫn được điều hành thận trọng, linh hoạt theo tín hiệu thị trường, nhằm từng bước giảm lãi suất.

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo: Trước những khó khăn của DN, nhất là trong việc tiếp cận vốn, Chính phủ đã có chủ trương hỗ trợ DN bằng 2 nhóm giải pháp. Thứ nhất, tạo điều kiện cho DN tiếp cận vốn dễ dàng hơn. Hiện, mặt bằng lãi suất đang ở mức cao nên, Chính phủ yêu cầu NHNN xem xét phương án hạ mặt bằng lãi suất, đảm bảo lãi suất dương nhưng linh hoạt. Từ tháng 8, chỉ số biến động giá cả đã thấp hơn 1%. Nếu tiếp tục đà này thì trung bình mặt bằng CPI sẽ đảm bảo ở 1 con số; nếu vậy lãi suất huy động và cho vay cũng phải được điều chỉnh thích hợp.

Giải pháp thứ hai là chính sách thuế: Những giải pháp về thuế chỉ có tính thời hạn; vì thế, Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính xem xét các phương án thuế làm sao để có thể khuyến khích DN phát triển. Bởi, theo đánh giá thì, chính sách thuế hiện đang nhằm vào những DN có doanh thu chịu thuế; chứ chưa có các chính sách miễn giảm thuế cho những DN đang gặp khó khăn.

Đối với định hướng tái cơ cấu các Ngân hàng thương mại (NHTM): Phải đạt cho được mục đích bảo đảm các thiết chế tài chính an toàn, minh bạch. Một mục tiêu nữa cũng được đặt ra là: Phải làm sao để đến năm 2020 đảm bảo một số NHTM của Nhà nước sẽ được cổ phần hóa (CPH). Nhà nước giữ quyền chi phối, nòng cốt để ổn định kinh tế vĩ mô. Đối với các Ngân hàng cổ phần ngoài quốc doanh phải tiến hành một bước sắp xếp, không ngại NHTM ngoài quốc doanh lớn quá "chiếm thị phần của NHTM Nhà nước”. Việc sáp nhập các ngân hàng phải trên cơ sở tự nguyện và đúng luật, đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền, giúp các ngân hàng yếu kém "trị bệnh” thì mới tiến hành sắp xếp. Đích cuối cùng là để các ngân hàng có qui mô hợp lý, minh bạch, an toàn theo các tiêu chuẩn QT.

Hải Minh

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.