Sẽ có 2 phương án về đăng ký thường trú ở nội thành

Sẽ có 2 phương án về đăng ký thường trú ở nội thành

Chiều nay (27/10), Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thủ đô. Theo đó,  dự thảo Luật đưa ra 2 phương án về đăng ký thường trú  ở nội thành (ngoài các trường hợp như vợ về ở với chồng, con về ở với cha mẹ…).

Thảo luận tại tổ đại biểu Quốc hội TP Hà Nội ( Ảnh chinhphu.vn)
Thảo luận tại tổ đại biểu Quốc hội TP Hà Nội ( Ảnh chinhphu.vn)

Phương án 1, công dân được đăng ký thường trú  ở nội thành, nếu có nhà ở thuộc sở  hữu của mình hoặc nhà thuê ở nội thành của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh nhà ở và đã tạm trú liên tục tại chỗ ở đó từ đủ 03 năm trở lên; nơi  đề nghị đăng ký thường trú phải là nơi đang tạm trú.

Phương án 2, công dân được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn; công dân trước đây đã đăng ký thường trú tại nội thành, nay trở về nội thành sinh sống thì phải có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc nhà thuê ở nội thành của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh nhà ở. Trường hợp nhà ở do thuê thì phải bảo đảm diện tích mặt sàn tối thiểu là 5m2/người.

Đối với công dân không thuộc một trong các trường trên thì được đăng ký thường trú ở nội thành, nếu có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc nhà thuê ở nội thành của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh nhà ở và đã tạm trú liên tục tại chỗ ở đó từ đủ 03 năm trở lên; nơi đề nghị đăng ký thường trú phải là nơi đang tạm trú. Trường hợp nhà ở do thuê thì phải bảo đảm diện tích mặt sàn tối thiểu là 5m2/người.

Quốc hội sẽ tiếp tục thảo luận về dự thảo Luật tại hội trường, trước khi biểu quyết thông qua vào ngày 21/11.

Theo chinh phu.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

PGS.TS Đỗ Duy Cường thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi. Ảnh: BVCC

Gia tăng bệnh sởi ở người lớn

GD&TĐ - Gần đây, số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng trên phạm vi nhiều tỉnh, thành phố, đặc biệt ở những nơi đông dân cư.