Sau ba tuổi đã muộn

GD&TĐ - Masaru Ibuka là một trong những người sáng lập hãng Sony và hiện là chủ tịch Hội phát triển sớm Nhật Bản, nổi tiếng với các phương pháp độc đáo. Những đứa trẻ được giáo dục “theo Ibuka” vẽ rất đẹp, bơi giỏi và nói thành thạo một số ngoại ngữ, các em còn biết chơi nhạc và thậm chí sáng tác nhạc giao hưởng và thích rất tốt với môi trường xung quanh.

Sau ba tuổi đã muộn

“Từ thời cổ đại, người ta cho rằng tài năng xuất chúng trước hết là di truyền, sự thất thường của tự nhiên. Khi người ta nói rằng Mozart đã tổ chức buổi biểu diễn đầu tiên năm 3 tuổi hay John Stuart Mill (nhà triết học, xã hội học Anh (1806-1873) đọc văn học cổ điển bằng tiếng La tinh ở độ tuổi này, năm 5 tuổi, Tom Blind chơi piano bằng tay trái và tay phải cùng một lúc hai giai điệu khác nhau, đồng thời huýt sáo giai điệu thứ ba, nhà vật lý học L. D. Landau trở thành sinh viên đại học năm 13 tuổi… nhiều người chỉ phản ứng: “Tất nhiên, họ là thiên tài mà”.

Tuy nhiên, việc phân tích kỹ lưỡng những năm đầu đời của Mozart và Mill cho thấy họ được những ông bố giáo dục rất nghiên khắc, vì muốn biến con mình thành người xuất chúng. Tôi cho rằng cả Mozart lẫn Mill bẩm sinh không phải là thiên tài, tài năng của họ được phát triển tối đa nhờ ngay từ nhỏ họ đã được tạo những điều kiện thuận lợi và được hưởng một nền giáo dục tuyệt vời”.

Tác phẩm nổi tiếng thế giới về tâm ý trẻ em của nhà sư phạm Nhật nổi tiếng Masaru Ibuka “Sau ba tuổi đã muộn” được mở đầu như vậy. Trong lời tựa của cuốn sách này, viện trưởng Viện phát triển tiềm năng con người, bác sĩ Mỹ Glenn Doman, viết: “Tôi nghĩ rằng cuốn sách này là một trong những cuốn sách quan trọng nhất đã được viết. Và tôi nghĩ rằng tất cả những bậc bố mẹ đang sống trên Trái đất nên đọc nó”. Đây là một sự thật không thể chối cãi, sau khi đọc tác phẩm này chắc chắn bạn sẽ bắt đầu hiểu rõ hơn con bạn, ngay cả khi nó còn chưa biết nói và bạn tránh được nhiều sai lầm.

Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc một số đoạn trích tiêu biểu thể hiện nội dung tư tưởng của Masaru Ibuka.

“Giáo dục và môi trường xung quanh mà con bạn rơi vào ngay sau khi ra đời, quyết định nó sẽ trở thành con người hay chó sói!”

“Chìa khóa để phát triển năng lực trí tuệ của đứa trẻ là kinh nghiệm nhận thức riêng của nó trong ba năm đầu tiên của cuộc đời, nghĩa là trong giai đoạn phát triển tế bào não. Không một đứa trẻ nào sinh ra là thiên tài hay kẻ ngu ngốc. Tất cả phụ thuộc vào sự kích thích và mức độ phát triển của não trong những năm quyết định của cuộc đời. Đó là những năm từ khi mới lọt lòng đến năm ba tuổi. Việc giáo dục ở nhà trẻ đã muộn”.

“Tất cả mọi người, nếu không có những khuyết tật thể chất, sinh ra gần như giống nhau. Trách nhiệm về sự phân chia trẻ em thành thông minh hay ngu dốt, khiếp nhược hay hung dữ thuộc về giáo dục”.

“Mục đích chính của sự phát triển sớm là ngăn chặn sự xuất hiện những đứa trẻ bất hạnh”.

“Giai đoạn khi các mối liên hệ giữa các tế bào được hình thành tích cực nhất là giai đoạn từ khi đứa trẻ ra đời đến năm ba tuổi. Trong thời gian này nảy sinh khoảng 70-80% các liên hệ như vậy. Và cùng với sự phát triển của chúng, khả năng của não tăng lên. Ngay trong 6 tháng đầu tiên sau khi ra đời, não đạt 50% tiềm năng trưởng thành, còn đến năm 3 tuổi - 80%. Nếu như trong ba năm đầu tiên không tạo ra cơ sở bền vững của não thì không thể dạy được cách sử dụng nó như thế nào. Điều này chẳng khác gì muốn đạt được kết quả tốt khi sử dụng máy tính kém”.

“Trước ba tuổi đứa trẻ học những thứ nó thích rất dễ, và bạn không phải lo lắng về năng lượng và sức lực bỏ ra để làm điều đó”.

“Khi trong não đã hình thành nên mô hình của tiếng mẹ đẻ, thì rất khó tiếp nhận các mô hình của tiếng nước ngoài. Tuy nhiên, não đứa trẻ trước ba tuổi có khả năng lĩnh hội hệ thống tư duy không chỉ của tiếng mẹ đẻ mà bất cứ ngôn ngữ nào khác, hơn nữa quá trình này có thể diễn ra đồng thời. Vì vậy, trẻ em ở tuổi này có thể dễ dàng nói bất cứ thứ tiếng nào như là tiếng mẹ đẻ”.

“Chính nhờ có môi trường xung quanh và kinh nghiệm sống mà trẻ em, hoàn toàn giống nhau khi ra đời, lớn lên với những năng lực và tính cách khác nhau”.

“Dạy một đứa trẻ trượt con lăn sau khi nó đã biết đi cực kỳ khó, nhưng nếu dạy vào lúc đang tập đi thì chỉ hai tháng sau nó sẽ trở thành một vận động viên trượt con lăn tuyệt vời”.

Sự nguy hiểm của các nhũ mẫu kém tiếng mẹ đẻ đối với trẻ em.

“Một thanh niên được cử đi công tác nước ngoài, còn vợ anh cùng với đứa con mới sinh về sống với bố mẹ ở Tohoku. Ông bà ngoại rất quý đứa cháu gái của mình, chơi và trò chuyện nhiều với cháu. Một năm sau, xong việc, chàng trai trẻ trở về, và họ cùng đưa con về sống ở Tokyo. Lúc bấy giờ đứa con của họ còn quá nhỏ nên chưa biết nói. Nhưng khi nó học nói, bố mẹ vô cùng ngạc nhiên: tất cả những từ con gái họ phát âm đều là phương ngữ Tohoku. Điều này rất kỳ lạ, vì tất cả thành viên gia đình đều nói tiếng Nhật phổ thông, chỉ có đứa con gái nói tiếng địa phương. Thậm chí mấy năm sau khi đã đến trường nó vẫn không thể thoát khỏi giọng Tohoku.

Hóa ra, trước khi đứa trẻ học nói, phương ngữ này đã dẫn truyền trong tất cả các vùng của não bộ. Và khi vết hằn đã hình thành thì rất khó xóa để bắt đầu thiết lập những vết hằn mới”.

Căn phòng không có vật kích thích tác hại đối với trẻ.

“Các thực nghiệm do giáo sư Jerome Seymour Bruner thực hiện ở Mỹ chứng minh rằng mức độ tác động bên ngoài của môi trường nơi đứa trẻ sinh sống có ảnh hưởng rõ rệt đối với sự phát triển của trí tuệ trẻ em. Ông chứng minh điều đó bằng thực nghiệm. Ban đầu ông chia các trẻ em sơ sinh thành hai nhóm, một nhóm sống trong những điều kiện hoàn toàn không có vật kích thích, còn nhóm kia sống trong một phòng có những bức tường trang trí hoa, trần nhà màu sắc rực rỡ, chăn nhiều màu, qua cửa sổ nhìn thấy các bác sĩ và y tá đang làm việc. Thậm chí ở đây người ta còn còn mở nhạc.

Cả hai nhóm trẻ này được nuôi dưỡng trong những điều kiện khác nhau mấy tháng trời, sau đó bác sĩ đã làm trắc nghiệm để xác định sự phát triển trí tuệ. Mỗi trẻ được đặt trước mặt một vật màu trắng và theo thời gian mà nó cần để vươn tới vật đó người ta xác định trình độ phát triển của nó. Kết quả thu được khác nhau rất rõ rệt: trình độ trí tuệ của những đứa trẻ nuôi trong phòng trống trơn, không trang trí gì chậm hơn ba tháng so với những trẻ được nuôi dưỡng trong phòng có các vật kích thích”. Đứa trẻ chịu tác động của những đồ vật hết sức bất ngờ.

“Johann Carl Friedrich Gauss, một trong những nhà toán học vĩ đại nhất của thế kỷ XIX đã phát minh ra công thức tổng của các dãy số khi ông chỉ mới 8 tuổi. Bố của Gauss không phải là người có học vấn. Ông chỉ là một thợ nề bình thường, xây tường, bờ rào, bếp lò và thường đưa con đến chỗ làm việc. Gauss chuyển gạch cho bố và đếm từng viên. Rõ ràng khả năng toán học của Gauss được hình thành dưới ảnh hưởng của thói quen lúc còn bé này”. 

Những lời khuyên của Masaru Ibuka dành cho các bậc bố mẹ:

1. Bế trẻ nhiều hơn.

2. Đừng ngại ngủ cùng với trẻ trên giường.

3. Không bao giờ xem nhẹ tiếng khóc của trẻ.

4. Không chiều chuộng trẻ.

5. Không chê cười trẻ khi có mặt người khác.

6. Nói thật với trẻ về chuyện tình dục.

7. Tạo cho trẻ mọi điều kiện tốt nhất vốn có.

8. Đưa cho trẻ bút chì càng sớm càng tốt.

9. Không áp đặt đứa trẻ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

GD&TĐ - Tiền đạo Richarlison của Tottenham và tuyển Brazil vừa thông báo anh sắp được làm bố khi bạn gái Amanda Araujo đang mang thai.