Sắp phóng phi thuyền do Việt Nam chế tạo đưa người vào không gian

Báo điện tử VTC vừa đưa tin, ngày 15/3, đại diện nhóm kỹ sư thuộc Công ty Đông Giang - đơn vị chuyên chế tạo máy bay mô hình và thiết bị bay không người lái xuất khẩu cho biết, ngày 12/5, phi thuyền do nhóm chế tạo dự kiến sẽ đưa người vào không gian.

Toàn cảnh buổi thử nghiệm lần thứ 2 tại thành phố Hyderabad (Ấn Độ)
Toàn cảnh buổi thử nghiệm lần thứ 2 tại thành phố Hyderabad (Ấn Độ)
  • Theo đó, cuộc thử nghiệm sẽ được tiến hành tại thị trấn Alice Springs, Australia ở độ cao 7km, 15km, và tiến tới 30km - vùng cận vũ trụ có độ cao gấp 3 lần trần bay tối đa của máy bay thương mại hiện nay. 

  • Trước khi thử nghiệm đưa người vào không gian, nhóm sẽ thử nghiệm phi thuyền không người lái mang theo thiết bị nghiên cứu khoa học và thiết bị liên lạc vệ tinh vào cuối tháng 4/2015.
Cuộc thử nghiệm bay sẽ được tiến hành trong thời gian tối thiểu 3 giờ và trần bay 25km trở lên. Ngay sau đó, nhóm sẽ thử nghiệm thiết bị hạ cánh chính xác, thử nghiệm khả năng bay có điều khiển và bay tự động. Với khối lượng 200kg, thiết bị giảm chấn của con tàu đã giúp hạn chế gia tốc con tàu khi tiếp đất xuống dưới 5g với vận tốc hạ cánh 5m/s.

Trước đó, con tàu không người lái của nhóm đã được thử nghiệm thành công ở độ cao 29,5km tại thành phố Hyderabad (Ấn Độ). Sau gần 2 tiếng đồng hồ bay ở độ cao cận vũ trụ, phi thuyền mang theo 3 con chuột đã trở về trái đất an toàn trong niềm vui bất tận của nhóm nghiên cứu, chế tạo. Đây là chuyến bay thứ hai thử nghiệm thành công nhằm kiểm tra lần nữa các thiết bị hỗ trợ sự sống, thông tin liên lạc và kiểm soát.
Vào những ngày cuối năm 2014, cũng tại Hyderabad, phi thuyền của nhóm kỹ sư Công ty Đông Giang đã bay thành công ở độ cao 23km.
Theo đại diện nhóm chế tạo, con tàu này là kết quả của sự hợp tác giữa Công ty Đông Giang và Công ty công nghệ InGenius của Singapore từ giưa năm 2014. Con tàu có thể sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực, từ phục vụ an ninh quốc phòng đến các mục đích dân sự, nghiên cứu khoa học. 

Với tầm bay từ 30 đến 50 km, thiết bị này cho phép thực hiện các thí nghiệm y học, môi trường, nghiên cứu khí quyển cao của trái đất. Từ độ cao đó, thiết bị bay có thể gửi dữ liệu, ảnh đa phổ trực tiếp về hiện trường. Các nhà khoa học có thể tìm hiểu nguồn nước, độ phủ xanh của đất, quan sát được mầm bệnh của cây trồng. 

Khí cụ bay này cũng có thể mang các thiết bị quan sát, nghiên cứu tia vũ trụ và mang các thiết bị nghiên cứu ở môi trường cận vũ trụ, kiểm nghiệm các thiết bị vệ tinh (camera, ăng ten, radar v.v.) trước khi tích hợp và đưa ra ngoài không gian, giúp các nhà khoa học dễ dàng quan sát, nghiên cứu sự hình thành, đường đi của các cơn bão 

Ưu điểm của thiết bị này có thể chuyển dữ liệu về nhanh hơn vệ tinh bằng cách gửi trực tiếp hình ảnh thu thập được về trái đất.
Theo dddn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.