Sao Hỏa từng ngập nước và tràn oxy như Trái đất

Các hợp chất hóa học được tìm thấy trong đá sao Hỏa cho thấy bầu khí quyển của hành tinh này từng có hàm lượng oxy đủ duy trì sự sống.

Sao Hỏa từng ngập nước và tràn oxy như Trái đất

Hành tinh đỏ được coi là hàng xóm thân thiện với Trái đất. Và càng khám phá, chúng ta lại càng nhận ra sao Hỏa giống Trái đất hơn chúng ta tưởng. Tàu thăm dò Curiosity Rover của NASA đang bền bỉ thực hiện nhiệm vụ thu nhặt và phân tích địa chất trên đó nhằm vẽ lên bức tranh lịch sử của hành tinh này.

Trong khi lấy mẫu tại Gale Crater, Curiosity Rover đã phát hiện ra mức độ rất cao của mangan, mà ¼ trong số đó ở hình thức mangan oxy. Tiến sĩ Nina Lanza, một nhà khoa học hành tinh tại Phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos ở New Mexico giải thích cách duy nhất thấy vật liệu mangan trên Trái đất là liên quan đến oxy hoặc vi trùng. Hợp chất này hình thành từ nước và điều kiện oxy hóa đòi hỏi lượng oxy trong khí quyển phải lớn.

Sao Hoa tung ngap nuoc va tran oxy nhu Trai dat - Anh 1

Theo phân tích địa chất, các nhà khoa học tin rằng sao Hỏa từng nhiều nước, nhiều oxy như Trái đất.

Theo các nhà khoa học, sự hiện diện của vật chất này trong đá sao Hỏa là một dấu hiệu cho thấy trước kia sao Hỏa từng có oxy trong bầu khí quyển cũng như hồ nước trên bề mặt.

“Những vật liệu mangan không thể hình thành mà không có nhiều nước dạng lỏng và điều kiện oxy hóa mạnh. Ở đây, trên Trái đất, chúng ta có nhiều nước nhưng cũng không có oxit mangan cho đến khi nồng độ oxy trong khí quyển tăng do vi khuẩn quang hợp photosynthesizing”, tiến sĩ Lanza nói.

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu tin rằng quá trình địa chất có thể giải thích cho sự hiện diện của oxy, chứ không phải là vi khuẩn trên sao Hỏa. “Oxy có thể đã vào bầu khí quyển sao Hỏa từ sự phân hủy nước khi sao Hỏa mất từ trường”, tiến sĩ Lanza nói thêm.

Sao Hoa tung ngap nuoc va tran oxy nhu Trai dat - Anh 2

Vật chất có chứa oxit mangan được tàu thăm dò của NASA tìm thấy và phân tích mở ra cái nhìn mới về sự tiến hóa của khí quyển sao Hỏa.

Các dữ liệu thu thập từ vệ tinh cũng như các tàu thăm dò trên bề mặt cho thấy hành tinh đỏ có thể có nhiều nước hơn trong quá khứ nhưng hàng tỉ năm trước, từ trường của nó bắt đầu sụp đổ. Không có lớp bảo vệ này, bề mặt sao Hỏa bị tấn công dồn dập bởi bức xạ mặt trời, xé nát các mối liên kết giữa các nguyên tử và phân chia nước thành hydro và oxy.

Trong bầu khí mỏng, hydro nhẹ có khả năng bốc hơi vào không gian trong khi các nguyên tử oxy nặng hơn, đủ thời gian để phản ứng với các nguyên tử khác, tạo thành hợp chất ổn định - như các oxit mangan được tìm thấy.

Sao Hoa tung ngap nuoc va tran oxy nhu Trai dat - Anh 3

Sao Hỏa từng có oxy trong bầu khí quyển cũng như hồ nước trên bề mặt trước khi mất từ trường

Nhóm nghiên cứu giải thích trên tạp chí Geophysical Review Letters rằng những phát hiện này không chỉ giới hạn ở Gale Crater, các hợp chất mangan còn được phát hiện bởi tàu Opportunity của NASA tại khu vực cách hàng ngàn cây số từ Curiosity. Họ viết "Những kết quả này gợi ý rằng sự tiến hóa của khí quyển sao Hỏa có thể phức tạp hơn so với suy nghĩ trước đây”.

Theo Khám Phá

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.