Sao Hỏa: Hố đen bí ẩn trên miệng núi lửa

Sao Hỏa: Hố đen bí ẩn trên miệng núi lửa
Các nhà khoa học Nga nói đã có một đại dương khổng lồ trên Sao Hỏa các đây 3 tỷ năm và đến giờ vẫn có thể quan sát được tàn tích của nó.
Khu vực lõm Utopia Planitia của Sao Hỏa
Khu vực lõm Utopia Planitia của Sao Hỏa
Ông Mikhail Ivanov - Viện trưởng nghiên cứu khoa học Nga - nói với  ITAR-TASS: "Các nghiên cứu của chúng tôi đã chứng minh được sự tồn tại của một đại dương ở khu vực Utopia Planitia trên hành tinh đỏ".
Nhà khoa học cũng tiết lộ thêm đại dương đã bị đóng băng vào kỷ Hesperian, kéo dài trên Sao Hỏa cách đây khoảng 3 - 2.9 tỷ năm.
Nikhail giải thích: "Vào thời điểm đó, theo giả thuyết của chúng tôi, hành tinh có sự lưu thông nước liên tục trong khu vực Utopia Planitia và hình thành một đại dương có lưu vực tròn giống như vết tích còn lại hiện nay".
Các nhà khoa học Nga đã thu được nhiều dữ kiện quý báu từ các thiết bị thăm dò của mình, trong đó có bằng chứng về sự tồn tại của bùn ở Utopia Planitia.
Utopia Planitia là khu vực hình thành sau một vụ va cham chạm lớn của Sao Hỏa với tiểu hành tinh, tạo ra địa hình lõm với đường kính ước tình koảng 3300km.
Sau khi nghiên cứu các thiên thạch có nguồn gốc Sao Hỏa và phát hiện ra hóa thạch của các vi sinh vật, các nhà khoa học đã đi đến kết luận đã từng có thời điểm hành tinh đỏ tồn tại sinh quyển.
Tháng Sáu vừa qua, xe thám hiểm Tò mò - Curiosity của NASA đã tìm thấy bằng chứng về sự từng tồn tại nước trên bề mặt Sao Hỏa.
Curiosity đã lấy mẫu sét trên bề mặt và phân tích, các nhà khoa học Mỹ đã khẳng định loại sét này chỉ có thể hình thành nếu có nước và còn nói nước trên Sao Hỏa có thể là nước lợ hoặc thậm chí là ngọt chứ không mặn.
Theo Tùng Đinh
VTC

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lực lượng chức năng duy trì công tác tuần tra, kiểm soát khép kín địa bàn. Ảnh: TT

Giữ bình yên trên cao nguyên M’Nông

GD&TĐ - Bước vào thu hoạch cà phê niên vụ 2024, người dân trên cao nguyên M’Nông (Đắk Nông) đang hân hoan phấn khởi vì sản phẩm được giá.