Sao chổi mang tên Comet Lovejoy C / 2014 Q2 là chòm sao chổi thứ năm được phát hiện bởi nhà thiên văn học nghiệp dư Brisbane Terry Lovejoy. Thông thường, sao chổi được đặt tên theo người tìm ra chúng.
Terry Lovejoy tìm thấy sao chổi vào tháng 8 vừa qua bằng cách sử dụng kính viễn vọng 8 inch có độ phóng đại hữu dụng cao nhất là 400x. Ước chừng khoảng cách từ mặt trời đến vành đai tiểu hành tinh có sao chổi này là khoảng 420 triệu km. Chính vì lẽ đó, sao chổi có thể xuất hiện mờ nhạt hơn so với thường lệ.
Tuy nhiên, trong vài tháng qua, sao chổi Terry Lovejoy đã di chuyển gần hơn và hiện nay đã tiến gần hơn khoảng 100 triệu km. Những ngày cuối cùng, bạn hoàn toàn có thể quan sát sao chổi này bằng mắt thường mà không cần tới kính hiển vi.
Kích thước cũng như độ sáng của sao chổi tăng dần khi di chuyển đến gần Trái Đất. Lộ trình của sao chổi vốn rất khó đoán và càng về gần Trái Đất “hành tung” của chúng càng khó lường.
Lộ trình của sao chổi Terry Lovejoy
Lần sao chổi tiến gần đến Mặt Trời nhất là cách Mặt Trời khoảng 93 triệu km vào ngày 30 tháng 1. Điều tuyệt vời nhất về sao chổi Comet Lovejoy là nó xẹt qua các chòm sao đẹp nhất trong suốt mùa hè.
Sao chổi này sẽ xuất hiện trên sao siêu khổng lồ trong chòm sao Đại Khuyển Canis Majoris trong suốt tháng 12 này trước khi di chuyển vào chòm sao Kim Ngưu.
Nơi tuyệt nhất để quan sát sao chổi là miền bắc nước Úc. Mặc dù sao chổi rất mờ nhưng bạn vẫn có thể quan sát vào lúc khoảng 2 giờ, sau khi mặt trời lặn vào tối ngày 25. Hướng để quan sát sao chổi tốt nhất là hướng bắc.