(GD&TĐ) – Siêu bão Sandy vừa giáng một đòn mạnh vào New York, Mỹ và điều này cũng gióng lên hồi chuông báo động đối với các thành phố ven biển ở châu Á – nơi dễ tiếp xúc với thảm họa thiên nhiên nhưng lại không được trang bị đầy đủ để đối phó.
|
Cảnh tượng ở Staten Island, New York |
New York là nơi sở hữu những công trình hàng đầu, có hệ thống quản lý tốt và là nền kinh tế lớn nhất thế giới khi đối mặt với một thảm họa trăm năm mới có vừa xảy ra. Tuy nhiên, các thành phố mới nổi từ châu Á tới A rập, thu hút hàng triệu người đến sinh sống để tìm kiếm một tương lai tốt đẹp hơn lại không có được những điều kiện như New York.
“Những thành phố này đã mở rộng rất nhanh và họ không chỉ phải đối mặt với mực nước biển tăng lên mà còn là những siêu bão nhiệt đới” – ông Bob Ward, giám đốc chính sách của viện nghiên cứu Grantham về Biến đổi khí hậu và môi trường ở London, Anh cho biết - “Rõ ràng là không có kế hoạch về đô thị và có rất nhiều người nghèo sống ở các ngôi nhà lụp xụp, họ là những người rất dễ bị tổn thương”.
Một nghiên cứu của OECD năm 2007 đã xác định 20 thành phố cảng, qua yếu tố dân số, dễ gặp hiểm họa lụt lội vào năm 2070. Trong đó 15 thành phố là của châu Á, đứng đầu danh sách là Kolkata, Mumbai, Dhaka, Quảng Châu, Tp. Hồ Chí Minh, Thượng Hải, Bangkok và Yangon. Tiếp theo là các thành phố khác: Hải Phòng (thứ 10), Thiên Tân (thứ 12), Khulna (thứ 13); Ningbo (14); Chittagong (18), Tokyo (19) và Jakarta (20).
5 thành phố còn lại là Miami (thứ 9), Alexandria của Ai Cập (thứ11); Lagos (thứ 15), Abidjan ở bờ biển Nga (thứ 16), New York (thứ 17).
“Những thành phố được bảo vệ mức cao nhất là các thành phố châu Âu, những nơi như Hà Lan đã có những tiêu chuẩn bảo vệ lụt lội rất tốt, tuy nhiên một số thành phố của Mỹ không được sự bảo vệ như vậy” – bà Susan Hanson, một chuyên gia về bờ biển của Anh – đồng tác giả của báo cáo trên cho hay.
Một vài yếu tố kết hợp lại sẽ khiến các thành phố mới dễ tổn thương. Thứ nhất là do mực nước biển tăng lên mà theo nghiên cứu sẽ tăng 50cm tới năm 2070 khi nhiệt độ trái đất nóng thêm khiến đại dương mở rộng. Tiếp đó là những cơn bão mang theo gió mạng và lượng mưa lớn. Một số nhà khoa học cho rằng những cơn bão sẽ dần dần trở nên thảm khốc và thường xuyên hơn tuy nhiên các nhà khoa học khác không đồng tính với ý kiến này.
Theo báo cáo của OECD, 1,9 triệu người ở Mumbai đã phải khốn khổ về trận lụt năm 2005 và con số này sẽ tăng lên 14 triệu người vào năm 2070.
Theo các chuyên gia, hiểu được các mối nguy và có sự quản lý tốt sẽ là yếu tố quan trọng để giảm thiểu tổn thất. Các thành phố nên coi trọng các vùng đồng bằng ngập lũ, trồng thêm những cây đước – một lá chắn tự nhiên chống bão, cải thiện kế hoạch ngăn chặn việc mở rộng khu dân cư một cách nguy hiểm và quản lý việc sử dụng đất. Hoặc có thể làm các biện pháp đơn giản mà hiệu quả như đổ xi măng cho nền nhà để khi nước ngập rút đi không ảnh hưởng tới cấu trúc của ngôi nhà.
Một số hình ảnh của thành phố New York - thành phố hiện đại có cơ sở hạ tầng khá tốt của Mỹ - sau khi bão Sandy đi qua:
|
New York nằm trong số những nơi hứng bão nặng nề nhất. Một đám cháy xảy ra ở Breezy Point, Queens, phá hủy gần 100 ngôi nhà |
|
Đường phố đầy cát phủ do bão |
|
Những chiếc xe taxi ngâm nước |
|
Một cái cây bật gốc ở Brooklyn |
|
Cây đổ khắp nơi trên đường phố |
|
Một tòa nhà bị bão "phạt" qua, để lộ nội thất bên trong |
|
Nước ở khắp nơi |
|
Những cây lớn cũng bị bật gốc |
|
Rác vương vãi trên đường phố |
|
Nước tràn xuống bãi đỗ xe tầng hầm |
|
Các phương tiện không thể nhúc nhích |
Hà Châu (Theo AFP)