Sân khấu Hà Nội: “Đỉnh cao mang tính kinh kỳ”

GD&TĐ - Nhìn lại chặng đường phát triển của sân khấu Hà Nội, các nhà nghiên cứu, chuyên gia tham gia hội thảo “Sân khấu Hà Nội sáng tạo và phát triển” do Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức đều ghi nhận về những thành tựu vượt bậc, được gọi là “Đỉnh cao mang tính kinh kỳ”.

Vở cải lương “Dâu bể một kiếp tằm” của Đoàn Cải lương Hoa Mai - Nhà hát Cải lương Hà Nội - là một trong những vở diễn đỉnh cao về chất lượng nghệ thuật.	 Ảnh: T.G.
Vở cải lương “Dâu bể một kiếp tằm” của Đoàn Cải lương Hoa Mai - Nhà hát Cải lương Hà Nội - là một trong những vở diễn đỉnh cao về chất lượng nghệ thuật. Ảnh: T.G.

Kiểu mới trong truyền thống

Theo PGS.TS Trần Trí Trắc, sân khấu Hà Nội được hình thành có thể tính từ thời Lý - Trần. Suốt chiều dài lịch sử, qua những thăng trầm của mình, sân khấu Hà Nội luôn là đỉnh cao mang tính kinh kỳ so với cả nước.

Có thể minh chứng điều đó khi đầu thế kỷ 20, những Ban kịch Uẩn Hoa, Tinh Hoa, Thế Lữ, Anh Vũ...; Ban chèo Văn Minh, Cải Lương, Nguyễn Đình Nghị... ; và Ban cải lương Sán Nhiên, Tố Như, Đại Quốc Hoa hay Ái Liên, Kim Chung, Kim Phụng xuất hiện và nổi danh.

Sau đó là nền sân khấu cách mạng được phát triển từ hoạt động sáng tạo nhỏ lẻ, đơn điệu, đậm tính thương mại, kiếm sống và có nguy cơ tan rã trong chiến tranh chống Pháp thành nền sân khấu kiểu mới với phẩm chất dân tộc - khoa học - đại chúng, “phò chính trừ tà”, “soi đường cho quốc dân đi”.

Hàng trăm tác phẩm của các nhà hát: Chèo, cải lương, kịch, múa rối đã trở thành “bất tử” trong lòng công chúng cả nước với những: “Nàng Si ta”, “Lũy hoa”, “Vũ Như Tô”, “Tôi và chúng ta”, “Tin ở hoa hồng”, “Ngọc Hân công chúa”, “Oan khuất một thời”...

Vì vậy, PGS.TS Trần Trí Trắc nhận định: “Sân khấu Hà Nội - là nền sân khấu của Thủ đô, được sáng tạo bằng các nghệ sĩ tài năng của cả nước hội tụ, được đào tạo trong nước và ngoài nước với trình độ chuyên môn cao, nên đã giúp cho sân khấu Hà Nội mang tính hàn lâm - bác học - chuyên nghiệp - hiện đại.

Mỗi tác phẩm của sân khấu Hà Nội đều được dàn dựng hoành tráng mà tinh tế, thanh lịch và có tính triết lý nhân sinh mang tầm thời đại sâu sắc...

Đó là nền sân khấu luôn mang tính tiên phong, đổi mới, Vở cải lương “Dâu bể một kiếp tằm” của Đoàn Cải lương Hoa Mai – Nhà hát Cải lương Hà Nội - là một trong những vở diễn đỉnh cao về chất lượng nghệ thuật. “tự cách tân”, “tự thể nghiệm” để được hòa mình vào dòng thác cách mạng của dân tộc, Thủ đô, thời đại của mình...

Nền sân khấu đó đã thành ngọn lửa sáng tạo chuẩn mực và có sức lôi cuốn, lan tỏa, vẫy gọi những sáng tạo sân khấu cả nước noi theo”.

Theo NSND Lê Huy Quang, tạm lấy cái mốc từ ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954) cho đến nay để đánh giá về sân khấu Hà Nội. Theo ông, sân khấu Hà Nội đã đi được một chặng đường tròn 65 năm.

Nhưng với thế hệ các ông, những người yêu quý, mến mộ và trực tiếp làm sân khấu - thì sau hòa bình lập lại, khi hai cánh màn và ánh đèn bật sáng, sân khấu đã thực sự hấp dẫn, cuốn hút, vẫy gọi công chúng với tất cả tình yêu và niềm say mê cuộc sống biết bao nhiêu trong một giai đoạn Hà Nội tràn đầy ánh sáng mới của hòa bình.

“Có thể nói dù khó tính và khắt khe đến đâu, chúng ta cũng phải thừa nhận rằng - suốt trên nửa thế kỷ qua - nghệ thuật sân khấu Hà Nội đã đóng một dấu son, làm thành một cột mốc lớn trên cả chặng đường lịch sử của nghệ thuật sân khấu hiện đại Việt Nam…” - NSND Lê Huy Quang nói.

Vững vàng trên đường dài…

Sân khấu Hà Nội sang trọng với những tác phẩm đỉnh cao mang tính kinh kỳ đã luôn vững vàng chuyển mình để “sải bước”. Trong ký ức của Nguyễn Ngọc Thụ - tác giả đã được Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật, vẫn vẹn nguyên niềm sung sướng khi ngày mới giải phóng Thủ đô.

Các đoàn cải lương Chuông Vàng, Kim Phụng không có vé để bán. Rạp Kim Lan đang diễn vở chèo có hề Tự Liên Hoa Tâm liên tục cháy vé. Tiếp đó, sau kháng chiến chống Pháp, đội ngũ tác giả luôn vững vàng cây bút, anh chị em nghệ sĩ biểu diễn không ngừng thành danh với những vai diễn để đời.

Trong khi đó, với NSƯT Đăng Tiến, những niềm hân hoan đó của sân khấu Hà Nội không chỉ ở trong ký ức mà vẫn đang hiển hiện ngay tại Nhà hát Múa rối Thăng Long hôm nay.

Chẳng phải sao khi ông dẫn chứng về dòng người ngày ngày xếp hàng mua vé tại rạp 57B – Đinh Tiên Hoàng bất kể trời nắng hay mưa, từng đoàn xe du lịch đưa đón khách tới xem múa rối nước làm tắc nghẽn đường phố? Cũng vì thế mà hơn 20 năm qua, Hà Nội có 1 địa điểm văn hóa luôn sáng đèn, một nhà hát luôn “hát” trong suốt 365 ngày, với tần suất 5/6 buổi ngày…

“Để có được điều đó, ngoài thuận lợi về địa điểm ở trung tâm phố cổ, đó còn là sự hăng say, sáng tạo của tập thể nghệ sĩ, diễn viên Nhà hát Múa rối Thăng Long. Họ là những nghệ sĩ yêu nghề, sống chết vì nghề…

Cùng với đó là việc xây dựng chương trình kịch mục, chất lượng, điển hình như việc tiếp thu, chỉnh lý 17 trò rối nước cổ truyền tinh hoa cha ông để lại bằng các thủ pháp chuyên nghiệp; việc không ngừng sáng tạo các chương trình rối nước: “Linh thiêng 2 tiếng đồng bào”, “Bay lên từ mặt nước’…” - NSƯT Đăng Tiến lý giải.

Bước vào thời kỳ đổi mới, nhiều bộ môn nghệ thuật sân khấu của Hà Nội vẫn được gìn giữ và phát huy giá trị. Nhiều văn nghệ sĩ cao tuổi vẫn tâm huyết tiếp tục sự nghiệp sáng tạo; lớp nghệ sĩ trẻ có nhiều cố gắng tìm tòi cái mới, năng động, tự chủ, đem đến cho đời sống nghệ thuật sân khấu nước nhà triển vọng phát triển mới. 
NSND Thanh Trầm – Chủ tịch Hội Sân khấu Hà Nội.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ