Săn chuột trên rốn lũ Quảng Điền

GD&TĐ - Vùng rốn lũ Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế khi mùa lũ về, phần lớn đồng ruộng, bờ vùng, bờ thửa, kinh thủy lợi tại huyện này đều bị ngập nước. 

Săn chuột trên rốn lũ Quảng Điền
Săn chuột trên rốn lũ Quảng Điền ảnh 1Săn chuột trên rốn lũ Quảng Điền ảnh 2Săn chuột trên rốn lũ Quảng Điền ảnh 3Săn chuột trên rốn lũ Quảng Điền ảnh 4Săn chuột trên rốn lũ Quảng Điền ảnh 5Săn chuột trên rốn lũ Quảng Điền ảnh 6Săn chuột trên rốn lũ Quảng Điền ảnh 7Săn chuột trên rốn lũ Quảng Điền ảnh 8Săn chuột trên rốn lũ Quảng Điền ảnh 9Săn chuột trên rốn lũ Quảng Điền ảnh 10Săn chuột trên rốn lũ Quảng Điền ảnh 11Săn chuột trên rốn lũ Quảng Điền ảnh 12Săn chuột trên rốn lũ Quảng Điền ảnh 13Săn chuột trên rốn lũ Quảng Điền ảnh 14Săn chuột trên rốn lũ Quảng Điền ảnh 15
Chuột cũng tự di chuyển đến một nơi mới để định cư. Nông dân vốn không ưa lũ chuột phá hoại mùa màng, nhưng lại rất khoái thịt chuột. Đây là cơ hội tốt bà con săn chuột đồng cùng nhau bảo vệ mùa màng.

Ở xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền và Hương Toàn, thị xã Hương Trà những ngày này nước lũ tràn về, ngập trắng ruộng đồng, chỗ sâu nhất cũng ngập hơn 1 m nước. 

Ngoài biện pháp khắc phục hậu quả lũ lụt, nông dân còn tham gia sắm sửa “đồ nghề” để săn bắt chuột đồng, phần để bảo vệ mùa màng, một phần thỏa mãn thú vui, nhiều gia đình tranh thủ kiếm thêm một ít thu nhập hay cải thiện thức ăn trong những ngày làng quê ngập đầy nước lũ. 

Vũ khí săn bắt chuột thường được người dân địa phương tự tạo như mũi tên bằng thép cứng, xung điện, chĩa đâm. Trong đó loại chĩa đâm chuột thông dụng được làm bằng những thanh sắt (thép) dài từ 1,5-2 tấc, có một đầu nhọn, đầu kia được tra vào một đoạn tre hoặc cây tầm vông dài khoảng 4-5 m…

Với đặc tính của loài chuột là chúng thường chọn những nơi cây cỏ um tùm, mô đất dày và dọc theo các bờ rường xung quanh ruộng lúa để đào hang làm nơi trú ẩn. Hang của chuột thường được nối thông với nhau và có rất nhiều cửa ra, vào. Do đó, khi đào hang bắt chuột, phải chú ý “chốt chặn” tại các cửa ngõ ra vào của chúng. Ban ngày, để săn chuột đồng hiệu quả thì phải cần đến nhiều người, vì chúng rất nhanh nhạy...”- một kinh nghiệm săn chuột được người dân chia sẻ. 

Tiếp xúc với anh Nguyễn Văn Sửu, một thợ “săn” chuột đồng có thâm niên hơn 10 năm làm nghề săn chuột mùa lũ tại xã Quảng Thọ cho biết: “Nghề bắt chuột có thể làm quanh năm, tuy nhiên chỉ có mùa lũ về, các bờ thấp bị ngập nước, chuột đổ dồn lên các bờ cao. Khi đó, chỉ cần bơi xuồng đến các bờ cao thì tha hồ mà dùng chĩa đâm chuột”. 

Ở một nhóm khác người thì cầm cuốc, kẻ cầm gậy, người thị ngụp lặn xuống ruộng đế bắt chuột, đám kia thì thích kiểu bắt chuột bằng cách lấy cuốc lật lên từng mảng đất to tướng. Bất ngờ, cách vị trí nhát cuốc thì chừng nửa mét có vài bóng đen lao vun vút về phía người đi săn chuột, “Đập, đạp, tóm...”, sau nhiều tiếng la lớn, người thì đưa chân đạp, người rút gậy phang liên tiếp... “trúng rồi”, “trật rồi”..., tiếng mọi người reo lên inh ỏi khiến lũ chuột chạy tán loạn. 

Thấy chúng tôi có vẻ thích thú với nghề săn chuột, hai anh em hai em Trần Văn Phú và Trần Văn Lợi ở thôn Tân Xuân Lai xã Quảng Thọ chia sẻ kinh nghiệm: “Săn chuột đồng mùa lũ mê lắm. Hai anh em tôi đi một buổi kiếm không dưới 50 con chuột, vừa cải thiện được bữa ăn hằng ngày, vừa có thêm ít thu nhập phụ đáng kể cho gia đình”. 

Với những người lành nghề như anh anh Lợi, anh Phú chỉ cần đảo ánh mắt về phía nào đó ắt hẳn lũ chuột sẽ khó thoát thân. Khi gặp chuột mọi động tác của anh anh Lợi chậm lại, tay anh nhè nhẹ vớ lấy chiếc chĩa 2 và phóng vụt vào bãi cỏ, tiếng chuột kêu “éc éc”. Thế là một con chuột đã được tóm gọn. 

Đi với hai an em Lợi và Phú, tôi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, một chú chuột chạy vào trong bụi trúc có nhiều gốc lởm chởm, cái kẽ nhỏ khó mà đâm chĩa vào được nhưng anh ghé lại, đưa cái chĩa đâm một phát đã thấy con chuột đã dính sát vào gốc trúc. Không chỉ có vậy, những chú chuột trèo trên ngọn cây, anh vẫn rút chĩa và đâm rất chuẩn xác. Hầu như, ít có con chuột nào chạy khỏi mũi chĩa…

Không giống vùng Đồng bằng sông Cửu Long ngày lũ về là cơ hội tốt để cư dân vùng sông nước săn chuột đồng tăng thu nhập. Săn chuột đồng ngày lũ về đối với nông dân Thừa Thiên Huế chỉ đơn thuần hạn chế sự phá hoại mùa màng của loài gặm nhấm này, hay có chăng đi nữa chỉ để cải thiện một ít thức ăn cho gia đình ngày lũ muộn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Sinh viên Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội học thực hành. Ảnh: Website nhà trường

Các trường có 'nhờn luật'?

GD&TĐ - Thanh tra Bộ GD&ĐT đã có Kết luận về việc thực hiện quy định trong tự chủ mở ngành đào tạo các trình độ giáo dục đại học...