Sai lầm thường gặp khi chế biến món ăn từ rau

Mẹo vặt nấu ăn hôm nay sẽ điểm danh giúp bạn điểm danh những sai lầm thường gặp khi chế biến rau - loại thực phẩm có mặt thường xuyên trên mâm cơm mỗi ngày.

Sai lầm thường gặp khi chế biến món ăn từ rau

Chỉ ăn rau luộc

Luộc có thể là cách nhanh chóng nhất để nấu các món rau nhưng nó cũng là cách khiến các chất dinh dưỡng và hương vị của món ăn dễ mất nhất vì các chất dinh dưỡng bị hòa vào trong nước.

Cách tốt nhất là trụng sơ rau qua nước sôi, nhúng nó vào nước đá, sau đó áp dụng các phương pháp khác như hấp, xào hoặc nướng để giữ được nhiều dinh dưỡng hơn.

Chỉ ăn rau sống

Có nhiều loại rau quả ăn sống tốt hơn ăn chín nhưng không hẳn lúc nào điều này cũng đúng. Với các loại rau như củ cải, súp lơ xanh, hành tây và ớt chuông, các chất dinh dưỡng tốt nhất cho cơ thể khi được tác dụng qua nhiệt. Măng tây có khả năng chống ung thư, được phát huy tốt nhất khi hấp.

Nấm cho nhiều kali khi được xào, nướng hoặc rang. Trong khi cải bó xôi, nếu nấu sẽ hấp thụ được nhiều canxi, sắt và magiê hơn. Tương tự như vậy đối với cà chua - cơ thể sẽ hấp thụ nhiều chất lycopene chống ung thư khi chúng được nấu chín...

Cho quá nhiều rau vào chảo

Để tiết kiệm thời gian xào nấu, nhiều người thường cho lượng lớn rau vào chảo để luộc hay xào. Tuy nhiên, lượng nguyên liệu quá lớn khiến nhiệt độ trong chảo giảm, phân bố không đều, rau bị om lâu, có thể khiến các chất dinh dưỡng trong rau nhanh chóng bay hơi. Nhiệt độ không đủ khiến rau không giữ được màu xanh vốn có.

meo-vat-nau-an-sai-lam-thuong-gap-khi-che-bien-mon-an-tu-rau-giadinhvietnam.com 2

Mẹo vặt nấu ăn với rau sẽ khiến bữa cơm gia đình hoàn hảo hơn

Chuẩn bị rau quá sớm

Nhiều người thường rửa, thái rau rồi bảo quản để sử dụng dần, nhưng cách này làm mất lượng dinh dưỡng do quá trình héo úa. Tốt nhất bạn nên cắt rau rồi nấu luôn.

Nếu bạn bắt buộc phải rửa rau trước cho những lúc bận rộn, thì hãy đặt nó trong một cái túi với khăn giấy xung quanh để hút nước và nấu càng sớm càng tốt.

Gọt bỏ hết vỏ rau củ, vứt lá rau

Nhiều người có thói quen nhặt bỏ hết lá của các loại rau, chỉ giữ lại cọng, ví như rau muống, rau cần, rau bí. Một số các loại củ quả như bí đỏ, củ cải, cà rốt, bầu canh... cũng bị gọt bỏ vỏ.

Thực tế trong vỏ và lá chứa rất nhiều các vitamin. Bởi vậy, đừng nên vứt bỏ các bộ phận này, hãy tận dụng hết nếu có thể.

Không nhúng rau vào bát nước đá

Bí quyết để món rau luôn xanh là luôn có một bát nước đá để gây "sốc" cho rau khi nấu xong. Nguyên nhân vì sau khi xào nấu rau vẫn tự chín thêm, nếu bạn không nhúng nước lạnh thì nó sẽ chuyển dần thành màu vàng, xám. Áp dụng cách này cho các loại rau có màu xanh. Sau khi nấu xong hãy nhúng ngập trong nước đá.

Nấu rau quá chín

Món rau bạn chế biến thường vàng, nhũn, không bắt mắt giống như ngoài hàng. Tất cả đều do bạn đã nấu nó quá chín, làm mất màu tự nhiên của rau.

Khi nấu rau, bạn cần phải căn chuẩn thời gian. Một số loại rau như cà rốt và khoai tây sẽ mất nhiều thời gian nhiều hơn các loại đậu hoặc rau xanh ăn lá.

Nếu bạn nấu một hỗn hợp các loại rau, hãy bắt đầu bằng những rau lâu chín nhất, sau cùng mới đến rau nhanh chín.

meo-vat-nau-an-sai-lam-thuong-gap-khi-che-bien-mon-an-tu-rau-giadinhvietnam.com 3

Nêm nếm ít gia vị

Mỗi loại rau đều có các mùi vị độc đáo riêng, nhưng điều này không có nghĩa là không được thêm nhiều hương vị cho món ăn. Đừng nên chỉ bỏ dầu mỡ, muối, tỏi... mà bạn có thể thêm nhiều gia vị khác như hạt tiêu, xì dầu, nước dùng, giấm.... hoặc kể cả thảo mộc và rau thơm.

Bằng cách thay đổi các loại gia vị, từ một loại rau bạn có thể chế biến được nhiều món khác nhau, mà mỗi món sẽ có một vị độc đáo.

Thái rau rồi mới rửa

Nếu làm theo cách này, chất dinh dưỡng trong rau sẽ bị tan mất trong khi rửa. Thứ tự đúng là rửa rau xong mới cắt hoặc thái sẽ đảm bảo lượng vitamin trong rau vẫn còn nguyên vẹn.

Theo giadinhvietnam.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ