1. Rửa bát đĩa lẫn lộn mà không phân loại
Các món ăn bẩn và dầu mỡ, bát đựng đồ ăn sống và chín được xếp chồng lên nhau, có thể dễ dàng gây nhiễm chéo.Ngoài ra còn khiến việc rửa bát của bạn tốn nhiều công sức hơn.
Giải pháp:
Hãy phân loại bát đĩa, đổ bỏ thức ăn thừa trước khi rửa.
Phân loại riêng các loại bát đĩa có nhiều dầu mỡ.
Phân loại riêng đồ đựng đồ ăn sống và chín, nên để đồ đựng đồ ăn sống tách riêng bát đĩa đựng thức ăn chín và trái cây.
Thứ tự rửa sạch: đầu tiên là bát đĩa không có dầu, thường là dùng vòi nước chảy vào trực tiếp.
Với đồ ăn có dầu có thể dùng giấy ăn hút bớt dầu và làm sạch cặn đồ ăn trước rồi mới rửa sạch.
Đặc biệt chú ý không được quên rửa đáy bát để tránh lây bẩn chéo.
2. Quá lạm dụng nước tẩy rửa
Nhiều người cho rằng càng dùng nhiều nước rửa bát càng sạch.Thực tế dùng quá nhiều nước rửa bát càng khiến bát đĩa khó được rửa sạch, dễ còn tồn chất tẩy rửa.
Thành phần hóa học của chất tẩy không tốt cho sức khỏe của bạn. Cụ thể nó có thể khiến nồng độ canxi trong máu của cơ thể con người bị hạ xuống, người đó dễ bị mệt mỏi và chức năng gan có thể bị ảnh hưởng.
Giải pháp:
Không nên quá lạm dụng nước rửa bát, và nó nên được pha loãng với nước (nồng độ thường là khoảng 0,2%)
Sau khi rửa bằng nước rửa bát, tráng lại bằng nước máy ít nhất 3 lần. Ngoài ra, có thể lựa chọn các loại nước rửa bát lành tính, ít gây hại cho sức khỏe con người.
3. Ít thay giẻ rửa bát
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, 20% các loại giẻ rửa bát chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh, như Escherichia coli và Salmonella.
Đặc biệt trong môi trường ẩm ướt, giẻ rửa chén không được làm sạch kỹ sẽ tạo ra một số lượng lớn vi khuẩn gây ra "lây nhiễm chéo" với dụng cụ đồ ăn trong quá trình rửa, không làm sạch mà lại gây ra "ô nhiễm thứ cấp".
Giải pháp:
Sau mỗi lần rửa bát xong, rửa kỹ giẻ bằng xà phòng, sau đó treo nó vào nơi thông thoáng để khô tự nhiên.
Dùng giẻ càng lâu thì càng chứa nhiều vi khuẩn, tốt nhất là tiệt trung giẻ hai ngày một lần. Tuy nhiên, vẫn nên thay giẻ ít nhất 1 tháng 1 lần.
4. Bát đĩa chưa khô đã cất
Sau khi rửa bát đũa còn ướt, nhiều người sẽ đặt trực tiếp chúng vào trong tủ. Làm như vậy, mối đe dọa với sức khỏe sẽ rất lớn.
Đặc biệt với đồ dùng bằng gỗ như đũa, thìa, muôi. Hàm lượng nước vốn cao. Nếu đặt chúng trong môi trường ẩm ướt 1 thời gian dài, dễ gây ra mốc, thậm chí sản sinh aflatoxin.
Aflatoxin được phân loại là chất gây ung thư loại I của Tổ chức Y tế Thế giới. Nó là cực kỳ gây tổn hại cho gan và có thể gây ung thư gan.
Giải pháp:
Sau khi rửa xong cần cất bát đĩa ở nơi dễ thoát nước, nhiều ánh sáng, không để trong môi trường kín, ẩm dễ gây ẩm mốc.
Nếu tủ bát kín, hãy phơi bát trong rổ, giá bên ngoài cho khô mới cất đi.