Sà lan chở 73 tấn bị chìm, 2 người mất tích

GD&TĐ - Đến chiều 23/8, lực lượng tìm kiếm vẫn chưa tìm được hai nạn nhân vụ chìm sà lan tại huyện Chợ Mới (An Giang).

Đoạn sông nơi chiếc sà lan gặp nạn
Đoạn sông nơi chiếc sà lan gặp nạn

Theo đó, vào khoảng 15 giờ 30 phút ngày 22/8, một chiếc sà lan chở 73 tấn đất từ xã Tân Huề (huyện Thanh Bình, Đồng Tháp) lưu thông theo sông Vàm Nao đến đoạn sông thuộc ấp Hòa Bình, xã Kiến An (huyện Chợ Mới, An Giang) gặp sóng to nên chìm, khiến 2 nạn nhân mất tích.

Được biết, chủ sàn lan bị chìm là anh Phan Văn Trung (39 tuổi, ngụ ấp Nhơn An, xã Nhơn Mỹ, huyện Chợ Mới). Anh Trung thuê anh Nguyễn Hoàng Giang (33 tuổi, ngụ ấp Mỹ Hòa A, xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới) làm tài công và anh Phùng Ngọc Kép (28 tuổi, ngụ ấp Nhơn An, xã Nhơn Mỹ) làm phụ vác đất.

Theo lời anh Trung, đến khoảng 15 giờ chiều cùng ngày, anh liên lạc với anh Giang và anh Kép thì biết được số đất thô đã được chất đầy sà lan và hai anh này chuẩn bị rời bến chạy sà lan về.

Đến khoảng 15 giờ 30 phút cùng ngày, anh Trung liên lạc qua điện thoại để hỏi thăm tình hình thì cả anh Giang và anh Kép đều không ai nghe máy. Sau đó, đi tìm thì phát hiện sà lan bị chìm và anh Giang, anh Kép bị mất tích.

Một số người dân có mặt tại hiện trường cho biết: Lúc sà lan chìm là lúc trời có giông lốc lớn nên cuốn chìm sà lan. Nơi chiếc sà lan chìm chỉ cách đường chạy của phà Thuận Giang chừng vài chục mét, đoạn sông nơi đây sâu hơn 20m.

Khi chiếc sà lan chìm, Giang và Kép nhảy xuống sông Vàm Nao thì một số bà con sống ven bờ định bơi xuồng ra cứu nhưng sóng lớn họ không thể tiếp cận được.

Sau khi tai nạn xảy ra, chính quyền địa phường cùng chủ phương tiện đã huy động ghe cào, vỏ lãi tìm kiếm hai nạn nhân trên đoạn sông dài hơn 4km. Nhưng đến 15 giờ chiều 23/8 vẫn chưa tìm được hai nạn nhân Giang và Kép.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.